Món phở tên lạ, kỳ công chế biến nửa ngày mới 'ra lò' ở Lào Cai

Không chan nước dùng nóng hổi như thường thấy, món phở độc đáo ở Lào Cai được phục vụ kèm nước xốt đặc sánh, ăn kèm thịt xá xíu thái chỉ, trứng, mì giòn,…

Cốn sủi (hay còn gọi phở khan) vốn là món ăn của người Hoa, được du nhập vào Lào Cai rồi dần trở nên phổ biến.

Chị Hòa - chủ một quán ăn chuyên phục vụ cốn sủi ở TP Lào Cai cho biết, món ăn này gồm nhiều nguyên liệu khác nhau như: Bánh phở, thịt xá xíu thái chỉ, trứng gà, sợi mì giòn, rau húng, hành lá,…

Thay vì chan nước dùng nóng hổi như thường thấy, cốn sủi được phục vụ kèm với nước xốt sền sệt, có màu đỏ đặc trưng của gấc.

“Cốn sủi sử dụng loại phở lá, có độ mỏng dẹt, to bản và dai hơn so với các loại bánh phở thông thường. Món này ăn kèm với nước xốt sền sệt như soup (xúp) nên còn được gọi tên là phở khan”, chị Hòa nói.

14-9087-670.jpg
Cốn sủi ăn kèm với nước xốt sền sệt như bánh canh.

Theo chủ quán, để làm cốn sủi ngon đòi hỏi quá trình chế biến kỳ công, nhất là việc chuẩn bị nguyên liệu có thể lên tới 10 – 12 tiếng.

Trong đó, công đoạn làm nước xốt được cho là tốn thời gian nhất. Mỗi nồi nước xốt thường được ninh từ xương trong nửa ngày với nhiều loại gia vị khác nhau.

Người đầu bếp phải “canh” liên tục để đảm bảo nước xốt trong, thơm, đạt được độ sệt như mong muốn.

15-9727-9571.jpg
Nước xốt ngon phải có độ sền sệt, ngọt vừa đủ, không quá nhạt cũng không quá nồng.

Với xá xíu, thịt cũng được tẩm ướp gia vị kĩ càng với loại xốt đặc biệt có màu đỏ của gấc. Người ta om thịt trên bếp cho chín rồi tiếp tục chiên với dầu để miếng thịt “ngoài giòn, trong mềm” và có màu sắc bắt mắt.

Điểm nhấn của món cốn sủi còn nằm ở phần mì giòn ăn kèm, được làm từ 2 nguyên liệu chính là bột mì và đường, sau đó cán mỏng, kéo thành sợi dài rồi chiên ngập dầu cho đến khi vàng ruộm, giòn tan.

Chị Hòa cho hay, tùy từng nơi và sở thích từng người, mì giòn có thể được biến tấu từ củ dong hay khoai lang thái sợi. Nguyên liệu, mùi vị món ăn ở mỗi quán cũng có thể khác nhau, được biến tấu theo bí quyết riêng.

16-5144-9500.jpg
Mỗi bát cốn sủi có giá khoảng 50.000 đồng.

Khi ăn, tùy sở thích, thực khách có thể cho thêm chút nước cốt chanh, lạc rang, rau thơm, hạt tiêu hay dưa cải muối,… vào bát rồi trộn đều lên và thưởng thức.

Nhiều thực khách từng thưởng thức cốn sủi nhận xét, món ăn có hương vị lạ miệng, phù hợp để khách phương xa “đổi gió”, trải nghiệm sự mới mẻ trong văn hóa ẩm thực.

Bánh phở mềm dai, hòa quyện cùng nước xốt đặc sánh thơm mùi xương ninh và thảo mộc, xen lẫn chút giòn, bùi của lạc rang và vị đậm đà từ thịt xá xíu.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw