Mê mẩn những chiếc bàn đá rêu xanh rì ở danh thắng Bàn Than

Mùa này những bãi đá ở danh thắng Bàn Than trải một màu xanh rì của những bãi rêu khiến du khách thích thú.

Những bãi rêu xanh rì bám trên ghềnh đá Bàn Than.

Những ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024, khi đến với danh thắng Bàn Than, xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam, nhiều du khách rất thích thú với khung cảnh những bãi rêu xanh rì bám trên các ghềnh đá đen, nhìn từ trên cao giống như những chiếc bàn rêu xanh.

Những chiếc bàn đá trải đầy thảm rêu xanh

Những tảng đá trầm tích xếp chồng lên nhau, rêu mọc xanh rì là nơi check-in lý tưởng. Nhìn từ trên cao, những tảng đá ở Bàn Than như những chiếc bàn được trải một lớp thảm của rêu xanh trông rất đẹp mắt.

Theo người dân, những bãi rêu xuất hiện từ dịp Tết Giáp Thìn. Mỗi ngày có hàng trăm lượt du khách đến danh thắng Bàn Than tham quan.

Danh lam thắng cảnh Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa là cụm danh thắng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia.

Bàn Than là một bãi đá nằm trên xã đảo Tam Hải, Hòn Mang và Hòn Dứa là 2 đảo nhỏ kế cận, ghềnh đá Bàn Than có chiều dài khoảng 2km.

Theo người dân địa phương, tên gọi Bàn Than là do nơi đây có ghềnh đá phẳng mịn ví như những chiếc bàn khổng lồ của tạo hóa, đen tuyền như than, tạo thành một phong cảnh tuyệt đẹp hài hòa giữa biển, bãi cát trắng, rừng dừa xanh và những bãi đá trầm tích.

Tại khu vực Bàn Than có một vách đá màu đen dài hơn 2km, cao khoảng 40m, được xếp chồng lên nhau. Những lớp đá này có nhiều tư thế khác nhau, bao gồm nghiêng, chờm hoặc đứt đoạn, và được xem là di sản địa chất độc đáo.

Các nhà địa chất cho rằng đây không phải là đá núi lửa mà là đá gốc, có tuổi đến 400 triệu năm, từng nhô lên khỏi mặt biển qua một đợt kiến tạo địa chất.

Khu vực này là một di sản địa chất quan trọng, bao gồm các thành phần như cổ sinh, địa tầng, địa mạo, cấu trúc - kiến tạo, karst, đá, và cổ môi trường phong phú.

Rêu bám xanh rì trên đá.

Nhiều hoạt động chào mừng đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia

UBND huyện Núi Thành đang triển khai nhiều hoạt động chào mừng lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia danh lam thắng cảnh Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa, dự kiến tổ chức vào chiều ngày 28/2 tới.

Những hoạt động như trưng bày, triển lãm ảnh về vùng đất và con người Núi Thành, lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, chú trọng tới các danh thắng, di tích lịch sử, lễ hội mang nét đặc trưng riêng của địa phương.

Ngoài ra, huyện Núi Thành cũng tổ chức các hoạt động thể thao dưới nước như lắc thúng nam, bơi thúng nam, nữ, chung kết bóng chuyền nam tại Bãi Nồm, làng Thuận An (xã Tam Hải) tổ chức lễ hội cầu ngư tại Bãi Bấc và nghĩa địa cá Ông.

Việc tổ chức các hoạt động và lễ hội nhằm tiếp tục nâng cao công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia danh lam thắng cảnh Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa, quảng bá điểm tham quan du lịch này.

Du khách ghi lại những bức hình bên bãi rêu.

Những tảng đá lớn trải một màu xanh của rêu.

UBND huyện Núi Thành đang triển khai nhiều hoạt động chào mừng lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia danh lam thắng cảnh Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa.

Những bãi rêu xanh nhìn từ trên cao.

Theo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

Dịp nghỉ lễ năm nay kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5). Tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 265.000 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2024; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 905 tỷ đồng, tăng 6% so với kỳ nghỉ lễ năm 2024. Con số này là bước đệm để ngành du lịch tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn, thú vị thu hút du khách, đặc biệt là trong dịp cao điểm du lịch mùa hè.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

fb yt zl tw