Mật ngọt hương rừng

Nhờ tận dụng điều kiện tự nhiên, khí hậu trong lành, thảm thực vật phong phú, có nhiều loại hoa rừng nghề nuôi ong ngày càng phát triển, sản phẩm mật ong ở Mù Cang Chải được ưa chuộng, trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình.
Là địa phương được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu trong lành, thảm thực vật phong phú với nhiều rừng cây tự nhiên, thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã khuyến khích người dân phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Gia đình anh Giàng A Trầu - bản Nậm Khắt, xã Nậm Khắt đã gắn bó với nghề nuôi ong hơn 10 năm nay. 
Trải qua nhiều khó khăn, giờ đây, anh Trầu đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, không ngừng tìm hiểu, tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật để nâng cao kiến thức. Đến nay, gia đình anh có trên 70 đàn ong lấy mật, mỗi năm cho thu hoạch từ 1.000 đến 1.200 lít mật với giá bán ổn định 180 - 200 nghìn đồng/1lít. Sản phẩm mật ong của gia đình anh Trầu cũng được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. 
Cũng như gia đình anh Giàng A Trầu, tận dụng diện tích đất đai, vườn cây gia đình, ông Giàng A Phềnh ở bản Dào Xa, xã Kim Nọi đang duy trì hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật với 85 thùng. Có năm được mùa, đàn ong cho thu từ 1.200 -1.300 lít mật. Ngoài tích cực nuôi ong, ông Phềnh còn trồng 200 gốc hoa địa lan và trên 100 gốc thất diệp nhất chi hoa, mang đến nguồn thu nhập ổn định. 
Ông Phềnh chia sẻ: "Bản thân tôi đã được đi tham quan học tập các mô hình về phát triển kinh tế, nhất là các mô hình nuôi ong lấy mật, tôi thấy nuôi ong không vất vả như chăn nuôi gia súc mà lợi nhuận kinh tế cao hơn. Thời gian tới, tôi mong cấp ủy, chính quyền địa phương có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho gia đình vay vốn, học tập, áp dụng kỹ thuật đảm bảo chất lượng và sản lượng mật”. 
Đến nay, huyện Mù Cang Chải có 6.248 đàn ong nuôi, tập trung chủ yếu ở các xã: Dế Xu Phình, Púng Luông, Nậm Khắt, La Pán Tẩn, Lao Chải, Nậm Có, Cao Phạ; huyện có 1 hợp tác xã và hơn 20 tổ hợp tác nuôi ong, sản lượng mật trung bình khoảng 65 - 70 tấn/năm, doanh thu trên 10 tỷ đồng mỗi năm. Hầu hết người dân Mù Cang Chải đều có kinh nghiệm nuôi ong mật truyền thống với giống ong địa phương kết hợp với phương thức nuôi ong trong rừng tự nhiên không sử dụng thuốc kháng sinh… đã tạo nên thương hiệu cho sản phẩm mật ong Mù Cang Chải. 
Ông Trương Đăng Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: "Thực hiện Chương trình hành động số 10 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khoá XIX về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025, huyện đã tập trung phát triển theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô vừa và lớn liên kết theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị sản xuất. Mô hình nuôi ong lấy mật cùng với các mô hình nông nghiệp có hiệu quả kinh tế đã góp phần làm thay đổi tư duy cũng như phương thức sản xuất của bà con nhân dân…”. 
Có thể thấy, sau nhiều năm có sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, giờ người dân đã không còn trông chờ, ỷ lại vào chính quyền, không cam chịu đói nghèo mà nỗ lực vươn lên, học hỏi để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, phát triển chăn nuôi trên cơ sở khai thác các thế mạnh về điều kiện đất đai, khí hậu. 
Xác định đúng hướng trong xây dựng và phát triển kinh tế, với sự nỗ lực của các cấp ủy chính quyền và nhân dân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, các mô hình nuôi ong lấy mật góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải ngày phát triển. 
Mai Linh

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển nông, lâm sản hàng hóa nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học. Trong 10 năm qua, diện tích trồng cafe tại khu vực tăng 54%, sản lượng tăng 265%, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 64/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hàng chục khoản phí, lệ phí sẽ được miễn, giảm 50% để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân từ hôm nay 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 8% theo quy định tại Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc kể từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw