Mang gạo ST25 của Việt Nam vào thị trường Canada

KD Trading - một công ty logistics của hai bạn trẻ người Canada gốc Việt - đã nỗ lực tìm hiểu và đạt thành công trong việc trở thành đối tác duy nhất phân phối sản phẩm gạo ST25 (gạo ông Cua) tại Canada.

Gạo ST25.
Gạo ST25.

Với khoảng 7 triệu người gốc Á, Canada đang có nhu cầu tiêu dùng gạo khá cao. Trong 6 tháng đầu năm, tổng lượng gạo nhập khẩu vào đây đạt hơn 207 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ 2023. Việt Nam đang nằm trong top 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất vào Canada, với tốc độ tăng trưởng mạnh nhất tới gần 55% và đã đạt kim ngạch khoảng 6,5 triệu USD.

KD Trading - một công ty logistics của hai bạn trẻ người Canada gốc Việt - đã nỗ lực tìm hiểu và đạt thành công trong việc trở thành đối tác duy nhất phân phối sản phẩm gạo ST25 (gạo ông Cua) tại Canada.

Sự kiện này không chỉ giúp thương hiệu gạo ngon nhất thế giới của Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường ở nước ngoài, mà còn góp phần giúp chúng ta tăng thêm thị phần gạo có chất lượng cao xuất khẩu vào Canada.

Chia sẻ với phóng viên TTXVN, Giám đốc điều hành KD Trading Kevin Le cho biết, để nhập khẩu gạo ST25 của Việt Nam vào Canada, KD Trading đã tiến hành khảo sát rất kỹ lưỡng về thị trường.

Ông khẳng định KD Trading hiểu rằng thị trường Canada hiện tại có rất là nhiều loại gạo khác nhau nên công ty phải có những chiến lược cạnh tranh cụ thể và dài hạn để gạo ST25 được chấp nhận tại thị trường này.

Lý do để doanh nghiệp này mang gạo ST25 vào Canada rất đơn giản. Đó là vì gạo của chúng ta có chất lượng đặc biệt và là loại gạo thượng hạng. Việt Nam có nền văn minh lúa nước lâu đời, nhưng lại chưa giỏi trong quảng bá thương hiệu như gạo Hom Mali của Thái Lan.

KD Trading tin rằng gạo ST25 sẽ tạo ra được sự khác biệt nhờ hai lần đoạt giải gạo ngon nhất thế giới năm 2019 và 2023 và doanh nghiệp rất tự hào khi trở thành đối tác duy nhất mang thương hiệu gạo ngon này tới cho bà con người Việt cũng như người tiêu dùng châu Á tại Canada.

Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Canada Trần Thu Quỳnh cho phóng viên biết, Thương vụ đánh giá rất cao vai trò của các doanh nghiệp Việt kiều trong việc đưa các sản phẩm gạo của Việt Nam vào thị trường Canada. Hiện Việt Nam đang có thị phần lớn thứ 5 về xuất khẩu gạo vào thị trường này.

Bà Quỳnh nhận xét trước đây chúng ta mới chỉ tập trung xuất khẩu các dòng gạo có giá trị thấp như gạo trắng Jasmine, nhưng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp Việt kiều thì các dòng gạo chất lượng cao, có thương hiệu như ST25 hay gạo ông Cua đã được đưa vào thị trường này.

Canada là một thị trường tiêu thụ gạo khá lớn, với nhu cầu nhập khẩu khoảng 500.000 tấn mỗi năm và có xu hướng gia tăng qua các năm. Nhưng thị trường này cũng có những yêu cầu khắt khe về chất lượng.

Do vậy, cần có sự phối hợp của tất cả các bên từ Thương vụ ở địa bàn đến các nhà xuất, nhập khẩu và phân phối để các dòng gạo nhập khẩu vào đây luôn ổn định về chủng loại và chất lượng, đặc biệt là đối với thương hiệu ST25, giống như người Thái đã làm đối với dòng gạo chất lượng cao Hom Mali của họ.

Ông Kevin Le tâm sự rằng, các quy định về thực phẩm ở Canada rất nghiêm ngặt và KD Trading rất may mắn được doanh nghiệp Hồ Quang Trí ưu ái lựa chọn là đơn vị phân phối duy nhất sản phẩm gạo ST25 hiệu ông Cua tại Canada.

Ông khẳng định việc KD Trading đã làm việc rất cẩn thận và chi tiết với Cơ quan quản lý thực phẩm Canada (CFIA) để đảm bảo rằng tất cả mọi thứ phải đúng chuẩn từ bao bì, nhãn mác và kể cả việc kiểm soát dư lượng kim loại nặng cũng như dư lượng thuốc trừ sâu để đảm bảo việc nhập khẩu.

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thị trường Canada hiện đang giữ ở mức hơn 500 triệu USD/năm và được coi là một trong những thị trường nhập khẩu gạo lớn của thế giới. Các sản phẩm gạo của Việt Nam nói chung đã được thị trường đánh giá cao về chất lượng.

Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, ước tính trong cả năm 2024, Việt Nam có thể xuất khẩu được hơn 15 triệu USD vào thị trường này, nâng thị phần gạo của Việt Nam tại địa bàn lên đến khoảng 3.2% về giá trị.

Theo bà Quỳnh, gạo của Việt Nam đã tăng trưởng rất mạnh sau 5 năm thực hiện CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). Trước đây, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Canada chỉ đạt chưa đầy 6 triệu USD/1 năm. Sau 5 năm thực thi Hiệp định, năm 2023, xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn đã tăng gấp đôi và đạt gần 15 triệu USD. Đặc biệt là trong mấy tháng đầu năm nay, tăng trưởng gạo của chúng ta sang địa bàn cũng lại tăng theo cấp số nhân, với gần 100% tăng trưởng.

Hiện tại, gạo ST25 chính hãng ông Cua đã chính thức có mặt trên kệ hàng của các nhà bán lẻ tại Canada. Với sự đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng của KD Trading, hy vọng gạo ST25 chất lượng cao của Việt Nam sẽ nhanh chóng khẳng định được vị trí tại thị trường, góp phần giúp nền sản xuất nông nghiệp của chúng ta tiến thêm một bước trong chuỗi cung ứng quốc tế.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025

Ngày 26/5, Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khai mạc tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025 Osaka. Đây là lần đầu tiên Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam được tổ chức tại triển lãm này, hứa hẹn tạo điểm nhấn về hình ảnh một Việt Nam đổi mới và hội nhập ở triển lãm có quy mô lớn nhất thế giới.

Hơn 6 triệu phương tiện dán thẻ thu phí điện tử không dừng

Hơn 6 triệu phương tiện dán thẻ thu phí điện tử không dừng

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, cả nước đã triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại 163 trạm thu phí với hơn 6 triệu phương tiện đã được dán thẻ và đang thúc đẩy mở rộng dịch vụ thu phí điện tử không dừng tại nhà ga, điểm đỗ xe để tạo thuận lợi cho người dân.

Trở lại vùng lũ A Lù

Trở lại vùng lũ A Lù

Trận mưa lũ lịch sử diễn ra vào tháng 9 năm 2024 đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản, trong đó có xã A Lù, huyện Bát Xát. Sau lũ, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng, người dân vùng lũ xã A Lù đã nỗ lực vươn lên, từng bước khắc phục hậu quả thiên tai, tái thiết lại cuộc sống. Hôm nay, trở lại vùng lũ A Lù, tuy khó khăn vẫn chưa hết, nhưng cuộc sống mới đã bắt đầu.

Đề xuất "bật chế độ ưu tiên" thông quan hàng công nghệ cao

Đề xuất "bật chế độ ưu tiên" thông quan hàng công nghệ cao

Các doanh nghiệp sản xuất vi mạch, linh kiện điện tử, thiết bị công nghệ cao nếu đáp ứng tiêu chí nhất định sẽ được xếp hạng ưu tiên, được phép áp dụng thủ tục rút gọn, thông quan nhanh, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế và được xử lý hồ sơ hải quan trước khi hàng đến cửa khẩu.

Cao điểm chống buôn lậu: Chấn chỉnh tình trạng "bát nháo" kinh doanh qua mạng

Cao điểm chống buôn lậu: Chấn chỉnh tình trạng "bát nháo" kinh doanh qua mạng

Thương mại điện tử là xu hướng tất yếu trong bối cảnh bùng nổ công nghệ, ngoài những lợi ích, thì mặt trái chính là tình trạng “bát nháo” kinh doanh hàng hóa không rõ hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng, hàng nhái nhãn mác, gian lận thương mại… gây thiệt hại cho nền sản xuất và mối lo sức khỏe người tiêu dùng.

[ẢNH] Ngát xanh đồi trúc A Lù

[ẢNH] Ngát xanh đồi trúc A Lù

Từ lâu, những thôn, bản của người Mông và Hà Nhì ở vùng cao A Lù (huyện Bát Xát), những đồi trúc được vun trồng, chăm sóc mà xanh ngát, vươn cao. Đồi trúc không chỉ điểm tô cho bản, làng thêm xanh, bao bọc, chở che những mái nhà của đồng bào trước nắng, mưa mà còn cung cấp nguyên liệu thân thiện, phục vụ hoạt động sinh hoạt hằng ngày của những cư dân chốn này.

fb yt zl tw