Malaysia và Indonesia đạt được thỏa thuận phân định ranh giới lãnh hải

Malaysia và Indonesia đã ký kết một loạt các thỏa thuận hợp tác quan trọng, trong đó có Hiệp ước phân định ranh giới lãnh hải giữa hai nước tại eo biển Malacca và vùng biển Sulawesi, nhân chuyến thăm chính thức Malaysia trong hai ngày 7-8/6 của Tổng thống Indonesia.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tiến hành thảo luận song phương về nhiều vấn đề cùng quan tâm. Cả hai nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ song phương nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh toàn diện và ổn định trong khu vực vì sự thịnh vượng của cả hai dân tộc.

Tổng thống Joko Widodo (phải) và Thủ tướng Anwar Ibrahim trong chuyến thăm tới Malaysia trong 2 ngày 7 - 8/6/2023.
Tổng thống Joko Widodo (phải) và Thủ tướng Anwar Ibrahim trong chuyến thăm tới Malaysia trong 2 ngày 7 - 8/6/2023.

Nhân dịp này, hai bên đã ký kết 6 văn kiện hợp tác về các lĩnh vực: Biên giới; thương mại biên giới; Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong xúc tiến đầu tư; Biên bản ghi nhớ hợp tác về công nhận chứng chỉ Halal cho sản phẩm nội địa; Hiệp ước phân định lãnh hải của hai nước trong phần cực Nam của eo biển Malacca (Hiệp ước SOM) và Hiệp ước phân định lãnh hải của hai quốc gia tại vùng biển Sulawesi (Hiệp ước biển Sulawesi).

Tại cuộc họp báo chung kết thúc phiên thảo luận song phương hôm 8/6, Thủ tướng Anwar Ibrahim bày tỏ vui mừng về việc ký kết thỏa thuận phân định ranh giới lãnh hải giữa hai nước: “Tổng thống Indonesia nói với tôi rằng các cuộc đàm phán đã diễn ra trong nhiều năm và không thể giải quyết. Tôi tự hào rằng chúng tôi đã giải quyết được một vấn đề đã tồn tại trong rất nhiều năm”.

Hai nhà lãnh đạo cam kết hợp tác chặt chẽ để giải quyết các bất đồng lớn liên quan sản phẩm dầu cọ, nhất trí kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có một giải pháp công bằng và hợp lý hơn đối với sản phẩm dầu cọ nhập khẩu từ Malaysia và Indonesia.

Hai bên cũng bày tỏ lo ngại về tình hình tại Myanmar, kêu gọi nước này thực hiện đầy đủ Đồng thuận Năm điểm. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định quan điểm cam kết hợp tác chặt chẽ trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác bên ngoài khác, bao gồm cả đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, để thúc đẩy tiến bộ trong thực hiện Đồng thuận Năm điểm, với mục tiêu cuối cùng là tìm kiếm một môi trường hòa bình và giải pháp bền vững, vì lợi ích của người dân Myanmar.

Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Malaysia trên thế giới và lớn thứ 2 trong ASEAN. Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước là 130,14 tỷ RM (29,55 tỷ USD), tăng 36,5% so với 95,31 tỷ RM (22,98 tỷ USD) vào năm 2021.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw