Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Tạo hành lang thông thoáng cho giao dịch số

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo hành lang thông thoáng hơn cho các giao dịch trên môi trường số, mang lại hiệu quả kinh tế...

Mới đây, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua với tỷ lệ gần 95% tán thành và dự kiến chính thức áp dụng từ 1/7 năm tới. Ban soạn thảo công bố 6 chính sách mới, trong đó đáng chú ý là chính sách công nhận giao dịch điện tử sẽ có giá trị tương đương và có thể sử dụng thay thế giao dịch truyền thống.

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo hành lang thông thoáng hơn cho các giao dịch trên môi trường số, mang lại hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Từ in ấn, ký kết, chuyển phát, tạm ứng, những quy trình này khiến doanh nghiệp phải mất tới gần một tuần lễ để ký kết xong một bản hợp đồng, nhưng nay họ có thể hoàn tất ngay trong ngày.

"Chữ ký số đã giúp bộ phận hành chính tiết kiệm được nhiều thời gian đi lại và chờ đợi. Khi cùng nhau ký, cùng nhau thảo luận hợp đồng thì hiệu quả vô cùng vì tất cả đều làm trên smartphone chứ không phải làm trực tiếp tại văn phòng", bà Nguyễn Thị Quy, Phó Giám đốc Công ty luật MVA, cho biết.

Ngoài việc mở rộng phạm vi áp dụng luật, những điểm mới đáng chú ý của Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) lần này là khẳng định giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử.

Theo các chuyên gia, với các quy định cụ thể, chặt chẽ về thông điệp dữ liệu, với sự hoàn thiện về công nghệ hiện nay, dù không gặp mặt trực tiếp nhưng các bên của chủ thể hoàn toàn được đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng, đảm bảo sự tin cậy về vai trò, quyền hạn đầy đủ của người đang thực hiện ký kết, giao dịch với mình.

"Khi người dân được định danh rõ ràng, đầy đủ trên môi trường mạng, kèm theo đó là có một chứng thư số để ký số trên môi trường mạng thì tất cả các giao dịch trên môi trường mạng sẽ được thực hiện một cách tin cậy giữa các bên tham gia giao dịch. Thứ hai là thúc đẩy các nhà ứng dụng áp dụng dịch vụ số họ có thể áp dụng chữ ký số trong tất cả các giao dịch", ông Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông, đánh giá.

Với việc đảm bảo độ tin cậy và an toàn cho các giao dịch số, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ giúp giảm chi phí vận hành, gia tăng năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, đồng thời mang lại sự tiện lợi, tối ưu chi phí và thời gian cho người dân.

VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw