GIÁ TRỊ CỦA NỀN KINH TẾ ĐÊM

Lời giải cho phục hồi du lịch

Sau đại dịch Covid-19, các thành phố châu Á nỗ lực xây dựng và phát triển nền kinh tế đêm, không chỉ để tăng nguồn thu quốc gia mà còn nhằm thúc đẩy phục hồi ngành du lịch.

Sau đại dịch Covid-19, các thành phố châu Á nỗ lực xây dựng và phát triển nền kinh tế đêm, không chỉ để tăng nguồn thu quốc gia mà còn nhằm thúc đẩy phục hồi ngành du lịch.

Khai thác tài nguyên văn hóa

Các hoạt động kinh doanh về đêm vốn được coi là nguồn thu tiềm năng, lúc cao điểm có thể đóng góp gần 4 tỷ USD cho nền kinh tế Nhật Bản. Với việc đặt mục tiêu trở thành điểm đến du lịch hàng đầu, chào đón 40 triệu du khách nước ngoài mỗi năm và tăng chi tiêu của du khách, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định xây dựng và áp dụng các chính sách, biện pháp khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa phục vụ phát triển kinh tế ban đêm.

Khu chợ đêm Yeouido World ở Seoul, Hàn Quốc.

Chính quyền TP Tokyo và Hiệp hội Du lịch Tokyo đã công bố kế hoạch hỗ trợ cuộc sống về đêm của địa phương dưới hình thức trợ cấp. Hiệp hội Du lịch Shibuya đã bổ nhiệm “đại sứ ban đêm” đầu tiên, phỏng theo hình thức “thị trưởng ban đêm” tại các nước phương Tây. Công việc của nhân vật này là quảng bá văn hóa ban đêm của Shibuya, bao gồm các câu lạc bộ khiêu vũ và quán bar. Hiệp hội Du lịch Shibuya cũng lập một bản đồ bằng tiếng Anh, miêu tả cuộc sống về đêm của khu vực và khuyến khích tham gia các chuyến tham quan ban đêm quảng bá trên mạng xã hội.

Theo một báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc, 60% nhu cầu chi tiêu của khách hàng là vào ban đêm. Doanh thu của một số trung tâm mua sắm lớn trong khoảng thời gian từ 18-20 giờ chiếm hơn một nửa doanh số bán hàng hàng ngày. Theo China Daily, trước đại dịch Covid-19, nền kinh tế đêm của Trung Quốc đã vượt quá 30.000 tỷ NDT (4,1 ngàn tỷ USD) vào năm 2020-2021.

Sau đại dịch, các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh càng nỗ lực phát triển các dịch vụ phục vụ kinh tế đêm. Tại Bắc Kinh, một vài tuyến tàu điện ngầm vào thứ sáu và thứ bảy cũng được thành phố kéo dài thời gian chạy đến tận đêm. Chính quyền cũng khuyến khích các cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/7…

Hàng loạt biện pháp đã được lãnh đạo TP Bắc Kinh quyết liệt triển khai để kéo dài thời gian không ngủ của cả du khách và người dân. Thượng Hải xây dựng một số khu vực giải trí từ 19 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Thạch Gia Trang, thủ phủ của tỉnh Hà Bắc, giảm giá điện cho các cửa hàng hoạt động muộn. Các phố ẩm thực đêm liên tục được quảng bá rộng rãi và quy hoạch bài bản hơn tại Tây An, Hàng Châu, Nam Ninh, Thành Đô.

Một số chuỗi thương hiệu bán lẻ và các trung tâm mua sắm kéo dài thời gian hoạt động, trong khi các thành phố cũng chi tiền cho các buổi trình diễn ánh sáng công phu. Nhiều địa phương như Thanh Đảo, Yên Đài, Hàng Châu đã chi hơn 100 triệu NDT (13,8 triệu USD) cho các màn trình diễn ánh sáng tại các địa danh nổi tiếng. Các trung tâm thương mại bổ sung ban nhạc sống, nhà hàng bia, rạp chiếu phim, phòng tập thể thao, nơi vui chơi giải trí điện tử. Dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến cũng phát triển theo xu hướng này.

Chuyển đổi linh hoạt

Ẩm thực hấp dẫn, mặt hàng đa dạng, các buổi biểu diễn đường phố sôi động là những nét nổi bật của các khu chợ đêm Hàn Quốc. Các khu chợ ở Seoul, Gwangju, Busan… mở cửa từ 19 giờ đến nửa đêm các ngày trong tuần, thu hút rất nhiều người dân và khách du lịch ghé thăm.

Ngoài đồ ăn rẻ, những nơi này còn có các buổi biểu diễn đường phố đặc sắc nên luôn đông khách. Riêng tại thủ đô Seoul đã có hàng trăm chợ đêm, phục vụ nhu cầu mua sắm, tham quan, ăn uống... khiến thành phố này thực sự sống động lúc lên đèn. Hiện Tổ chức Du lịch Hàn Quốc (KTO) đang xây dựng kế hoạch thúc đẩy các chương trình du lịch đêm với sự hợp tác của chính quyền địa phương nhằm thu hút thêm nhiều khách du lịch nước ngoài và phát triển ngành “công nghiệp không khói” sau dịch.

Tại Đông Nam Á, Bangkok từ lâu đã nổi tiếng là một trong những trung tâm giải trí sôi động nhất châu Á. Trước đại dịch Covid-19, nền kinh tế đêm của thủ đô Thái Lan trị giá khoảng 5 tỷ USD, đóng góp khoảng trên 1% GDP vào nền kinh tế xứ sở chùa vàng. Tuy nhiên, sau 3 năm lao đao vì các biện pháp kiểm dịch, vị thế thành phố với tư cách là thủ phủ tiệc tùng đang bị đe dọa.

Cuối năm ngoái, Thái Lan thí điểm cho phép các nhà hàng, tụ điểm giải trí như các câu lạc bộ, quán karaoke tại một số tỉnh, thành như Bangkok, Phuket, Pattaya, Chiang Mai được mở cửa đến 4 giờ sáng. Chính phủ Thái Lan kỳ vọng việc kéo dài thời gian hoạt động tại các điểm du lịch nổi tiếng trên sẽ tạo môi trường hấp dẫn hơn cho khách du lịch, từ đó hút thêm nhiều ngoại tệ vào nước này.

Các tỉnh, thành trên hiện là một trong những điểm đến được du khách tìm kiếm nhiều nhất, đặc biệt là giới trẻ. Giờ mở cửa dài hơn sẽ giúp du khách có nhiều cơ hội khám phá cuộc sống nhộn nhịp về đêm của Thái Lan, mang lại nguồn lợi không nhỏ cho nền kinh tế địa phương.

Báo Sài Gòn giải phóng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

fb yt zl tw