Loại bỏ bệnh thờ ơ, vô cảm

LCĐT - Trong xã hội hiện nay, nhiều người đang dần mất đi tình thương và sống với lòng ích kỷ, lạnh lùng, thậm chí là thờ ơ trước những điều xấu xa hoặc nỗi bất hạnh, không may mắn của những người sống xung quanh.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ rõ: “Thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân” là biểu hiện của suy thoái đạo đức, lối sống.

“Bệnh vô cảm” dường như trở nên phổ biến, lan rộng trong xã hội, đang len lỏi khắp mọi nơi và người ta đã phải gọi đó là “bệnh vô cảm”. Chính sự thờ ơ, vô cảm ấy mà thấy điều tốt không dám bảo vệ, thấy xấu không dám đấu tranh, ngại va chạm, mà tạo điều kiện, tiếp tay cho cái xấu hoành hành như một thứ bệnh dịch.

Hằng ngày, mỗi chúng ta không khó chứng kiến sự vô cảm hiện diện trong từng ngõ ngách cuộc sống. Ở trong nhà, con cái thờ ơ trước sự cô đơn của bố mẹ; ra ngoài đường, thấy vụ tai nạn giao thông lạnh lùng bỏ đi; thấy người ăn xin bất đắc dĩ ném cho mấy đồng bạc lẻ với ánh mắt khinh bỉ; thấy người khác bị hành hung, đánh đập không những không can ngăn mà còn mang điện thoại quay đưa lên facebook.

Đáng sợ hơn, căn bệnh vô cảm dần rơi vào cán bộ, đảng viên, nhất là những người đang giữ cương vị lãnh đạo trong bộ máy công quyền sẽ sinh ra nhiều hệ lụy. Vì vô cảm, các quan chức nhà nước sẵn sàng giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ, lợi ích cá nhân. Họ không để tâm đến tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, không thấu hiểu những khó khăn trong cuộc sống mà người dân phải gánh chịu. Đã có biết bao chuyện gây nhức nhối xã hội vì việc làm sai trái của cán bộ, công chức đẩy cuộc sống người dân vào cơ cực; dân vì oan ức mà khiếu kiện nhưng không được giải quyết. Họ ăn của dân không từ thứ gì, kể cả tiền ủng hộ đồng bào bị thiên tai, hỗ trợ người nghèo. Trong thời gian qua, đại dịch Covid-19 khiến bao người dân rơi vào hoàn cảnh chạy ăn từng bữa. Trước tình cảnh đó, trong xã hội đã xuất hiện rất nhiều tấm gương thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, “thương người như thể thương thân”. Có những học sinh tiết kiệm tiền ăn sáng, những cụ già dành dụm đồng lương hưu ít ỏi, tới những doanh nhân bỏ ra hàng tỷ đồng, hàng tấn gạo, hàng nghìn gói mỳ tôm... cùng Đảng và Nhà nước phòng, chống dịch. Nhiều người từng xúc động về câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội: Một em gái đến nhận gạo tại cây “ATM gạo” ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng bị từ chối chỉ vì em ăn mặc gọn gàng, không có dáng nghèo khổ. Qua tìm hiểu, biết được hoàn cảnh, nhiều người đã tìm đến tận nơi em ở để giúp đỡ, nhưng em từ chối vì lòng tự trọng bị tổn thương. Sau khi thuyết phục, em cũng chỉ nhận một phần, còn lại nhường cho người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Phải nói rằng, nhiều tấm lòng hảo tâmchung tay ủng hộ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh trong cơn hoạn nạn đã góp phần xây dựng lối sống hướng thiện, vì một xã hội, cộng đồng tốt đẹp, nhân văn hơn. Đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Song, bên cạnh đó còn không ít người, trong đó có cả cán bộ, đảng viên thờ ơ, đứng ngoài cuộc, mặc dù cuộc sống của họ vô cùng khá giả. Họ dễ dàng chi ra vài chục triệu đồng cho 1 bữa ăn, bỏ ra hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng để mua quan bán chức nhưng lại không dám góp mấy trăm nghìn đồng giúp đỡ người dân đang khốn đốn vì đại dịch. Có người còn tranh thủ lúc khốn khó này để trục lợi, làm giàu bất chính.

Để chữa trị căn bệnh này cần phát huy vai trò, sức mạnh của toàn dân. Đó là phải đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, tuyên truyền làm thức dậy tình thương yêu con người, đồng loại, sự hy sinh và trách nhiệm đối với xã hội. Đồng thời, phát huy vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể và cá nhân trong đấu tranh, ngăn ngừa căn bệnh thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm; khuyến khích các hoạt động nhân ái, bao dung, nghĩa hiệp, chống lại cái xấu, vun đắp và xây dựng những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia, đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội như phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào “Thanh niên lập nghiệp”... Xã hội cần lên án mạnh mẽ “bệnh vô cảm”, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ ngày 22 - 25/5, khả năng sẽ xảy ra đợt mưa lớn diện rộng

Từ ngày 22 - 25/5, khả năng sẽ xảy ra đợt mưa lớn diện rộng

Cục Khí tượng thủy văn (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vừa ban hành Văn bản số 308/KTTV-QLDB gửi các Bộ: Quốc phòng, Công an; Công Thương, Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thông tin dự báo tình hình khí tượng thủy văn trong thời gian tới.

Đội viên tiêu biểu của thiếu nhi thành phố

Đội viên tiêu biểu của thiếu nhi thành phố

Giữa muôn vàn bông hoa tươi thắm trong vườn hoa nghìn việc tốt, có những đội viên không chỉ học giỏi, chăm ngoan mà còn nhiệt huyết trong từng hoạt động phong trào. Em Đinh Ngọc Minh Châu, lớp 9E, Trường THCS Lê Quý Đôn là một bông hoa trong vườn hoa đó.

Đảm bảo an toàn lao động trong khai thác hầm lò

Đảm bảo an toàn lao động trong khai thác hầm lò

Tính đến hết quý I năm nay, sản lượng khai thác của Phân xưởng hầm lò, Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền đạt 60.000 tấn quặng, phấn đấu cả năm đạt 200.000 tấn quặng. Cùng với đảm bảo sản lượng theo kế hoạch, công tác đảm bảo an toàn lao động cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Bia rượu vẫn đang tàn phá sức khỏe người Việt

Bia rượu vẫn đang tàn phá sức khỏe người Việt

Trong vòng hơn 10 năm qua, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm quốc gia tiêu thụ bia rượu nhiều nhất châu Á. Điều này khiến hệ thống y tế ngày càng đối mặt với nhiều ca bệnh nặng do hậu quả trực tiếp từ đồ uống có cồn.

Thanh niên Việt Nam rèn tâm trong, luyện trí sáng, xây lực cường noi gương Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam rèn tâm trong, luyện trí sáng, xây lực cường noi gương Bác Hồ

Hơn nửa thế kỷ sau ngày Bác đi xa, lời căn dặn của Người vẫn vẹn nguyên giá trị, tiếp tục soi đường cho bao thế hệ thanh niên Việt Nam. Trong thời đại chuyển mình mạnh mẽ của đất nước, lớp thanh niên hôm nay đang không ngừng nỗ lực “rèn tâm trong, luyện trí sáng, xây lực cường”, từng bước khẳng định mình bằng hành động thiết thực, sống đẹp, sống có ích như lời Bác căn dặn.

Các bạn tình nguyện viên đã chuẩn bị những phần quà nhỏ để trao tặng cho các em nhỏ tại trung tâm

Lan tỏa yêu thương từ những hành động nhỏ

Ngày 18/5, nhóm tác giả sách “Những bước chân lưu giữ hồn tộc” phối hợp với học sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai tổ chức chương trình thiện nguyện “Gieo mầm Việt 2025” tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw