Lô Lô Chải - dấu ấn trên cao nguyên đá

Nhiều làng văn hóa du lịch cộng đồng ở Hà Giang đã hình thành, không chỉ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân mà còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Một trong số đó là Làng văn hóa du lịch cộng đồng Lô Lô Chải.

Văn hóa bản địa - chất liệu cho sản phẩm du lịch

638210300049898262-2.jpg
Du khách Pháp thưởng thức ẩm thực tại homestay của gia đình ông Sình Dỉ Gai (đứng bên phải).

Làng văn hóa du lịch cộng đồng Lô Lô Chải nằm dưới chân núi Rồng (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), chỉ cách cột cờ Lũng Cú 1km. Đây là nơi sinh sống của 114 hộ đồng bào dân tộc Lô Lô đen và Mông, trong đó chủ yếu là người Lô Lô. Trải qua nhiều thăng trầm, đồng bào dân tộc nơi đây vẫn lưu giữ đầy đủ các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, thể hiện qua kiến trúc nhà trình tường, nghề thủ công truyền thống như thêu, dệt thổ cẩm, làm mộc... Các điệu múa dân gian cùng những lễ hội truyền thống đặc sắc cũng được bảo tồn và phát huy, đặc biệt là 26 điệu múa được diễn tấu bởi trống đồng trong các làn điệu hát ru, hát đám cưới, đám ma, hát giao duyên... Những loại hình văn hóa dân gian phong phú này là chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch mang thương hiệu Lô Lô Chải.

Ngay từ giây phút đặt chân đến thôn Lô Lô Chải, du khách đã bị quyến rũ bởi vẻ thâm trầm, bình yên của những ngôi nhà trình tường ẩn sau những tán hoa khoe sắc bốn mùa. Bên khung cửa, những người phụ nữ Lô Lô trong trang phục truyền thống thoăn thoắt thêu, dệt những tấm vải thổ cẩm đa sắc. Nhờ kỹ năng nghề độc đáo được bảo tồn, năm 2022, tri thức dân gian nghề thủ công truyền thống “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lô Lô đen” đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cùng với đó, thôn Lô Lô Chải cũng được công nhận là Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Hà Giang.

Đến Lô Lô Chải, du khách có cơ hội ở cùng các hộ dân, trải nghiệm trồng và thu hoạch các loại rau theo mùa; thưởng thức món đậu chúa, mèn mén, thịt treo gác bếp, thắng cố, bia tam giác mạch... Ngoài ra, du khách có thể đi thăm cột cờ Lũng Cú, cột mốc 428... Những trải nghiệm ấy mang lại cho du khách nhiều cảm xúc thú vị xen lẫn niềm tự hào khi được đặt chân tới mảnh đất thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc.

Khởi sắc nhờ du lịch

Nhìn Lô Lô Chải từng ngày thay da đổi thịt với cơ sở hạ tầng dịch vụ, điện lưới và nước sạch được trang bị đầy đủ, đường làng được đổ bê tông, ít người biết rằng, gần hai chục năm trước, nơi đây từng là thôn làng hẻo lánh và lạc hậu, đời sống của bà con gặp không ít khó khăn. Kể từ khi phát triển mô hình du lịch cộng đồng đến nay, diện mạo thôn làng đã thực sự khởi sắc, trong đó phải kể tới vai trò của người đặt nền móng. Đó là Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Sình Dỉ Gai, người đã mày mò học hỏi, biến căn nhà cổ hơn 100 tuổi của gia đình thành một homestay hấp dẫn du khách. Chia sẻ về điều này, Trưởng thôn Sình Dỉ Gai nói: “Gia đình tôi bắt tay vào làm homestay từ năm 2008 một cách tình cờ. Ban đầu chỉ là 1 - 2 người tới ngủ nhờ, sau đó, du khách mách nhau đến thường xuyên hơn. Năm 2017, tôi xây thêm một ngôi nhà cũng theo lối kiến trúc truyền thống, nhờ vậy, khả năng đón khách nâng từ 10 lên 40 người/ đêm, qua đó gia đình tôi có thêm thu nhập”.

Từ kinh nghiệm thực tế của mình, Trưởng thôn Sình Dỉ Gai đã vận động bà con cùng phát triển mô hình homestay. Cùng với đó là sự đồng hành của tỉnh Hà Giang khi hỗ trợ không hoàn lại 60 triệu đồng cho mỗi hộ làm homestay; Hội Nông dân tỉnh cho các hộ làm du lịch vay vốn với lãi suất thấp. Ngoài ra, Sở VH,TT&DL Hà Giang còn mở các lớp đào tạo ngoại ngữ, nấu ăn, thuyết minh, trang bị kiến thức làm du lịch cho người dân. Đến nay, thôn Lô Lô Chải đã có 32 homestay đủ điều kiện đón khách lưu trú, các hộ còn lại tham gia cung cấp thực phẩm phục vụ khách.

Hiện nay, trung bình mỗi tháng, Lô Lô Chải đón khoảng 1.000 khách du lịch, trong đó 60% là khách quốc tế. Nhờ có thêm thu nhập từ du lịch, số hộ nghèo trong thôn hiện đã giảm từ 70 xuống còn 16 hộ. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. “Nhiều gia đình có tới 2 xe máy, 2 ti vi, nhà nào cũng lắp wifi; trẻ con được đi học đầy đủ. Đặc biệt, nhiều phong tục tập quán cổ hủ không còn. Nếu như trước kia, phụ nữ không được phép ăn cơm cùng gia đình thì nay mọi thành viên đều quây quần bên mâm cơm. Phong tục tang ma rút từ 7 ngày xuống 24 đến 48 giờ...” - ông Sình Dỉ Gai nói.

Chứng kiến sự đổi thay ngoạn mục ở Lô Lô Chải, du khách người Pháp, bà Lise Sur vui vẻ chia sẻ: “Tôi từng đến đây từ hơn 10 năm trước. Khi quay lại, tôi rất ngạc nhiên bởi tốc độ phát triển và sự thay đổi ở đây. Hệ thống giao thông được cải thiện, cảnh quan sạch đẹp hơn, không gian truyền thống được bảo tồn tốt. Người dân nơi đây vẫn giữ được sự thân thiện, tốt bụng. Các bạn của tôi bị ấn tượng mạnh mẽ bởi đồ ăn ngon, khung cảnh đẹp và thời tiết tuyệt vời”.

Theo Báo Hà nội mới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết sẽ tạm dừng đón khách tham quan tại cụm di tích Nà Nưa, thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào kể từ ngày 7/7 để thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào đến khi có thông báo mới.

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Trong nhịp sống hối hả, những chuyến du lịch không chỉ dừng lại ở việc khám phá cảnh đẹp hay tận hưởng tiện nghi mà còn mang theo giá trị nhân văn sâu sắc. Một trong những hình thức đặc biệt ấy là du lịch tình nguyện - nơi từng bước chân lữ khách in dấu yêu thương, mỗi trải nghiệm gắn liền với sự sẻ chia và lan tỏa những điều tốt đẹp cho cộng đồng.

Hỗ trợ trồng hơn 35 nghìn cây hoa phát triển du lịch sinh thái

Hỗ trợ trồng hơn 35 nghìn cây hoa phát triển du lịch sinh thái

Vừa qua, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đã phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai chương trình hỗ trợ cây giống hoa và tổ chức trồng hoa tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô và xã Lùng Phình (trước đây là xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà).

fb yt zl tw