“Lấp” khoảng trống nhân sự ngành du lịch

“Lấp” khoảng trống nhân sự ngành du lịch ảnh 1
 

LCĐT - Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, số lượng lao động trong ngành du lịch của tỉnh giảm mạnh (gần 40%). Toàn tỉnh hiện còn khoảng 10 nghìn lao động trực tiếp đang làm việc trong lĩnh vực này. Nhân lực chỉ đạt 0,7 lao động trực tiếp/buồng phòng (mức trung bình cả nước là 1,5 lao động trực tiếp/buồng phòng). Đặc biệt là thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn cao, được trang bị đầy đủ kiến thức, nghiệp vụ, nhất là kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử, tinh thần, thái độ phục vụ và khả năng ngoại ngữ. Đây là những thách thức lớn đối với ngành du lịch.

Thời gian qua, việc mở các lớp đào tạo kỹ năng phục vụ du khách ngắn hạn được Sở Du lịch, các địa phương và cơ sở đào tạo phối hợp thực hiện đã góp phần giải quyết tạm thời nhu cầu thiếu hụt lao động. Trong năm 2022, Khoa Kinh tế Du lịch, Trường Cao đẳng Lào Cai đã tổ chức các khóa bồi dưỡng cho người dân địa phương về kỹ năng phát triển du lịch cộng đồng, nghiệp vụ lễ tân, hướng dẫn, cách bố trí, sắp xếp vật dụng phòng nghỉ đến giao tiếp với khách du lịch. Sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng, các học viên được cấp chứng chỉ nghề và có thể tham gia hoạt động du lịch cộng đồng.

“Lấp” khoảng trống nhân sự ngành du lịch ảnh 2
Sở Du lịch phối hợp với Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng du lịch cho chủ các cơ sở homestay.

Chị Vàng Thị Cân ở xã Bản Liền (huyện Bắc Hà) cho biết: Sau khi tham gia khóa bồi dưỡng, tôi được trang bị thêm kỹ năng khi giao tiếp, tự tin trò chuyện và đón khách, đồng thời đây cũng là cơ hội để tôi học hỏi cách làm du lịch từ các cơ sở kinh doanh khác ở các địa phương.

Các địa phương trọng điểm về du lịch trong tỉnh cũng chủ động mở các lớp tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 

“Lấp” khoảng trống nhân sự ngành du lịch ảnh 3

Lào Cai đã tổ chức nhiều loại hình đào tạo nhân lực du lịch. Trước hết, các cơ sở, công ty lữ hành du lịch, dịch vụ chủ động phối hợp với doanh nghiệp cùng tham gia các khâu trong quá trình đào tạo. Hiện nay, một số khách sạn và cơ sở lưu trú trên địa bàn đang sử dụng nhân lực dưới dạng vừa làm việc vừa kết hợp đào tạo ngắn hạn. Chị Vũ Ngọc Hướng, hướng dẫn viên du lịch tại Sa Pa, người sáng lập Sapa Local đã tổ chức khóa học ngắn hạn dành riêng cho hướng dẫn viên bản địa với giảng viên là chuyên gia trong ngành, có kinh nghiệm lâu năm làm hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Khóa học này dành tới 70% thời gian thực hành, giúp học viên có cái nhìn thực tế về nghề hướng dẫn viên du lịch.

“Lấp” khoảng trống nhân sự ngành du lịch ảnh 4
Khóa học của Vũ Ngọc Hướng dành 70% thời gian thực hành.

Vũ Ngọc Hướng chia sẻ: Có nhiều cơ sở du lịch được xây dựng tại Sa Pa, tuy nhiên phần lớn những cơ sở đó không phải của người bản địa. Họ chưa thực sự hiểu về văn hóa và những giá trị truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số, chưa vận dụng khéo léo vào kinh doanh du lịch khiến nhiều du khách bị hiểu nhầm hoặc hiểu không đúng về văn hóa bản địa. 

“Lấp” khoảng trống nhân sự ngành du lịch ảnh 5

Năm 2022, các cơ sở đào tạo trên địa bàn toàn tỉnh đã đào tạo được 459 lượt học sinh, sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch. Sở Du lịch đã phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức 3 khóa đào tạo, bồi dưỡng cho hơn 350 doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hướng dẫn viên về các nội dung, như hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch; kỹ năng phục vụ khách; bồi dưỡng định kỳ cho hướng dẫn viên quốc tế và nội địa… Dự kiến, trong thời gian tới, Sở Du lịch sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển đội ngũ cán bộ làm du lịch toàn diện, có năng lực từ tỉnh đến cơ sở; mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động trong các doanh nghiệp du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch của hệ thống các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo cơ cấu ngành nghề, chất lượng và số lượng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của địa phương. Đồng thời, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn viên tại điểm du lịch cho các địa phương, như thị xã Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Yên; tập huấn phổ biến chính sách pháp luật về du lịch cũng như công tác thống kê dữ liệu về du lịch và kỹ năng dự báo thị trường khách du lịch cho cán bộ phòng văn hóa - thông tin các huyện, thành phố, thị xã, cán bộ văn hóa xã, doanh nghiệp du lịch, khu, điểm du lịch, hợp tác xã.

“Lấp” khoảng trống nhân sự ngành du lịch ảnh 6

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Sáng 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với Công ty TNHH Bảo tồn rừng và Du lịch sinh thái Evergreen và Công ty TNHH MTV Du lịch sinh thái bảo tồn rừng.

fb yt zl tw