Lào đưa ra thêm biện pháp củng cố giá trị đồng nội tệ

Theo Ngân hàng Nhà nước Lào (BOL), kể từ đầu năm 2025, Lào có thêm 3 văn bản pháp quy mới có hiệu lực. Các văn bản này đều nhằm điều chỉnh việc nắm giữ và sử dụng ngoại tệ cho mục đích thanh toán hợp pháp, thúc đẩy việc sử dụng đồng kíp Lào và giảm phụ thuộc vào các đồng ngoại tệ.

Tờ tiền có mệnh giá lớn nhất hiện nay của Lào là 100.000 kíp.

Tờ tiền có mệnh giá lớn nhất hiện nay của Lào là 100.000 kíp.

Theo bà Chanthevivanh Keobounphanh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước Lào, những thách thức kinh tế và tài chính trong nước, cùng với sự bất ổn của thị trường toàn cầu, đặc biệt là các chính sách kinh tế khó lường của các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ tiếp tục tác động đến bối cảnh tài chính toàn cầu nói chung cũng như nền kinh tế Lào nói riêng, đặc biệt là sự ổn định của đồng kíp Lào và chi phí sinh hoạt của người dân Lào.

Nhằm hướng tới xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, Lào đã và đang tăng cường nỗ lực quản lý ngoại hối và thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ, bao gồm các quy định chặt chẽ hơn về việc sử dụng các đồng ngoại tệ trong nước. Theo đó, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Lào đã tích cực xây dựng các cơ chế quản lý ngoại hối, sửa đổi bổ sung các quy định và thi hành Luật Quản lý ngoại hối (2022) cùng với Sắc lệnh số 10/TTg ngày 14/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ Lào.

Đáng chú ý, trong hơn 20 văn bản pháp quy được ban hành trong thời gian qua, có 3 văn bản mới có hiệu lực kể từ đầu năm 2025, gồm: Nghị định về việc sử dụng ngoại tệ tại Lào, Nghị định về việc giải ngân và chuyển thu nhập cá nhân từ nước ngoài, Nghị định về quản lý tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại Lào.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Lào kỳ vọng 3 văn bản nói trên sẽ là công cụ giúp Lào tập trung tăng cường quản lý ngoại hối nhằm củng cố giá trị của đồng kíp Lào và bảo đảm sự ổn định của đồng tiền quốc gia; cho rằng đây là bước đi quan trọng nhằm hướng tới xây dựng nền kinh tế Lào độc lập, tự chủ.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Nội vụ Thái Lan sẽ bắt đầu phân phối khoản bồi thường 100.000 baht (gần 3.000 USD) cho mỗi nạn nhân của vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) ở quận Chatuchak ở thủ đô Bangkok, trong trận động đất xảy ra hồi cuối tháng trước. Đợt giải ngân đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 18/4.

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Trải qua hơn ba năm đàm phán với nhiều chông gai, các thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đạt thỏa thuận “về nguyên tắc” cho một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch trong tương lai vào ngày 12/4 vừa qua. Đây là sự kiện có ý nghĩa đối với y tế toàn cầu, bởi sự hỗn loạn do đại dịch Covid-19 trong quá khứ đã chứng minh tầm quan trọng của việc đoàn kết và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, báo chí nước này đã tuyên truyền đậm nét, làm nổi bật "ý nghĩa trọng đại" của chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm 2025, cũng như những câu chuyện, kỷ niệm của nhà lãnh đạo với đất nước và con người Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ với Việt Nam, cũng như quan hệ Trung Quốc-ASEAN, đồng thời tạo động lực mới cho sự phát triển hòa bình của khu vực và thế giới.

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

Một đại dịch khác sớm hay muộn sẽ xảy ra và đây không phải là một "rủi ro lý thuyết" mà là một "sự chắc chắn về dịch tễ học", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

fb yt zl tw