Làng chài Khe Gà với hải đăng hơn trăm tuổi ở Bình Thuận

Hải đăng Kê Gà đối diện làng chài ở huyện Thuận Nam với gần 200 bậc thang xoáy tròn ốc, cao 35 m, được đánh giá cao nhất Đông Nam Á.

Làng Khe Gà ở xã Tân Thành, huyện Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận có tổ tiên là lưu dân gốc ngũ Quảng (miền Trung), làm nghề chài lưới. Quá trình di cư, họ phát hiện khe nước đây và gà rừng tụ lại rất nhiều.

Thấy vùng đất này thuận lợi cho nghề ngư nghiệp, người xưa khai khẩn lập làng để sinh sống. Lúc ban sơ, làng Khe Gà có khoảng 40 nóc nhà, mưu sinh bằng nghề chài lưới. "Do có nhiều gà rừng, nên tổ tiên mới đặt tên làng là Khe Gà, cho dễ nhớ", ông Lâm Hòa Hoàng (64 tuổi), ngư dân ở làng, cho biết.

Lễ cùng ngư ông của làng Khe Gà, nằm đối diện hải đăng.
Lễ cùng ngư ông của làng Khe Gà, nằm đối diện hải đăng.

Để phục vụ phát triển ngành hàng hải trong thời Pháp thuộc, năm 1987 chính quyền bảo hộ đã cho khảo sát vị trí và khởi công xây dựng ngọn hải đăng trên mũi đá nhô ra nằm gần làng chài, nên sau này người dân địa phương quen gọi là Mũi Điện. Qua thời gian, do sự biến đổi của thiên nhiên, lúc triều dâng, Mũi Điện tách biệt khỏi bờ, hình thành nên đảo nhỏ.

Mọi vật liệu để xây hải đăng đều được vận chuyển từ Pháp sang. Sau 2 năm thi công, ngọn hải đăng được hoàn thành. "Mắt biển" Kê Gà với gần 200 bậc thang xoáy tròn ốc, cao đến đỉnh đèn là 35 m, được đánh giá cao nhất Đông Nam Á. "Đèn quét xa đến 22 hải lý, giúp tàu thuyền định hướng khi hoạt động ngoài khơi xa", ông Nguyễn Văn Sáu, Trạm trưởng hải đăng Kê Gà - cho biết.

Thi công ngọn hải đăng tốn lượng nhân công rất lớn. Nhiều người ngoại quốc đến xây hải đăng đã không may bị nạn, tử vong. Họ được chôn cất trong khu đất của vạn chài Văn Phong (thuộc làng Khe Gà), nên phía sau hải đăng có dựng miếu thờ vong linh của những công nhân bị chết. "Dân địa phương, anh em nhà đèn thường xuyên nhang khói cho người đã mất", ông Sáu nói.

Sắc phong vua Khải Định ban cho vạn Văn Phong, ghi nhớ công lao của thần cá Ông.
Sắc phong vua Khải Định ban cho vạn Văn Phong, ghi nhớ công lao của thần cá Ông.

Theo các bô lão địa phương, hải đăng được lấy theo tên của làng chài là "Khe Gà". Tuy nhiên, trong văn bản hành chính của Pháp ghi "Ke Ga" nên dần dần được đọc thành Kê Gà. Dù chữ "Kê Gà" không chuẩn, nhưng dùng quen, nên đến nay trở thành trên gọi chính thức trong văn bản hành chính nhà nước.

Ở làng chài Khe Gà có vạn thờ cá Ông, được xây dựng từ năm 1890, mỗi năm hai lần tổ chức lễ Cầu Ngư (20/1 Âm lịch) và Giỗ Bà (16/4 Âm lịch). Dinh vạn được các cụ xưa đặt tên là Văn Phong. Dân làng Khe Gà rất tin tưởng vào sự linh ứng giúp đỡ của thần cá Ông. 

Chuyện kể, hai cha con lão ngư phủ đánh cá, bị sóng lớn gặp nạn. May mắn, ông lão được cá Ông cứu đưa vào bờ đá. Người làng tin vào sự linh ứng giúp đỡ của thần cá Ông. "Ngôi vạn là nơi anh em làm nghề biển thường lui tới, gắn bó, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với nhau, đoàn kết tương ái trong mọi hoàn cảnh cuộc sống", ông Diệp Minh Hùng, Trưởng vạn Văn Phong, làng chài Kê Gà nói.

Năm 1924, vua Khải Định ban cho vạn Văn Phong sắc phong ghi nhớ công lao phù trợ của thần cá Ông đối với dân làng.

Hải đăng Kê Gà đối diện làng chài già Bình Thuận.
Hải đăng Kê Gà đối diện làng chài già Bình Thuận.

Năm 1972, ở vùng Khe Gà, chiến tranh khá liệt, đây được xem là nơi nguy hiểm buộc người trong làng phải đến vùng Ba Đăng - Tân Hải để sinh sống. Hòa bình được lặp lại, bà con trở về nơi ở cũ và tìm cách khôi phục lại ngôi dinh vạn như ngày trước theo truyền thống ngày trước.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

fb yt zl tw