Lan toả chính sách bảo hiểm xã hội đến người dân

Trong chuyến công tác, thực tế tại xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, các cán bộ của Bảo hiểm xã hội liên huyện Bảo Thắng - Mường Khương (Bảo hiểm xã hội khu vực XVII) đã có dịp trò chuyện, nắm tâm tư của người dân, đồng thời tuyên truyền các chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT).

0:00 / 0:00
0:00

Tham gia chuyến thực tế cùng Đoàn công tác của Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XVII, chúng tôi dừng chân tại quán nước bên đường, làm quen với chủ quán là chị Trần Thị Thành, sinh năm 1983 cư trú tại thôn Bắc Ngầm, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng. Bên bàn nước, hai vợ chồng chị tâm sự với chúng tôi về cuộc sống bình dị hằng ngày.

Lắng nghe những lời bộc bạch từ chị Thành, chúng tôi biết chị chưa từng nghĩ đến việc tham gia BHXH tự nguyện vì có nhiều băn khoăn. Tuy nhiên, sau khi được đoàn công tác trực tiếp tư vấn, giải đáp tận tình về chính sách, chị đã hiểu rõ hơn về lợi ích lâu dài mà BHXH tự nguyện mang lại nên quyết định đăng ký tham gia. Câu chuyện của chị Thành là một minh chứng cho hiệu quả của công tác tuyên truyền chính sách an sinh xã hội đến tận cơ sở.

bh3.jpg
Tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện tại gia đình chị Trần Thị Thành.

Chị Thành cho biết, nhiều năm qua, gia đình chị gồm 5 người đã tham gia BHYT. Với chị, đó là cách để bảo vệ sức khỏe và giảm gánh nặng tài chính khi chẳng may ốm đau, bệnh tật. Và giờ đây, với quyết định tham gia thêm BHXH tự nguyện, chị mong muốn sẽ có được sự an tâm, ổn định hơn khi về già. “Lo cho sức khỏe là trước mắt, nay tôi đã có thêm lựa chọn để lo cho tuổi già,” chị Thành chia sẻ thêm.

“Đối với công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, chúng tôi coi việc tương tác hai chiều rất quan trọng. Cán bộ ngoài việc nắm vững chuyên môn và chế độ chính sách thì cần phải gần gũi với Nhân dân, vì vậy, tôi thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc để tạo dựng sự tin tưởng. Đặc biệt, việc tuyên truyền về BHXH tự nguyện phải được thực hiện lâu dài, liên tục và đều đặn. Nhờ cách làm này, chính sách đã được người dân hiểu rõ hơn và ngày càng tích cực hưởng ứng” - anh Lê Hoàng Anh, cán bộ văn hóa - xã hội của xã Xuân Quang cho hay.

bh1.jpg
Hướng dẫn người dân đăng kí tham gia BHXH tự nguyện.

Cũng như chị Thành, anh Nguyễn Văn Quyết (sinh năm 1984), hiện đang sinh sống tại thôn Bắc Ngầm, xã Xuân Quang chia sẻ rằng, với mong muốn giảm bớt gánh nặng tài chính khi không may ốm đau, bệnh tật, hằng năm, anh đều chủ động mua BHYT cho cả nhà.

Mới đây, anh Quyết được nhân viên thu đến tận nơi tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH tự nguyện. Ban đầu, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên anh chưa thể tham gia. Tuy nhiên, sau khi lắng nghe đoàn công tác tư vấn kỹ lưỡng về lợi ích lâu dài và ý nghĩa nhân văn của chính sách này, anh đã quyết định thu xếp, dành dụm một khoản tiền nhỏ mỗi tháng để tham gia BHXH tự nguyện - như một cách đầu tư cho tương lai, bảo vệ bản thân và gia đình khi về già.

Trao đổi với chúng tôi, chị Vũ Thị Hiến, Bí thư Chi bộ thôn Bắc Ngầm, xã Xuân Quang cho biết: Công tác tuyên truyền BHXH, BHYT luôn được lồng ghép vào các buổi họp thôn, sinh hoạt chi bộ nhằm nâng cao nhận thức cho người dân. Theo chị Yến, muốn tuyên truyền hiệu quả thì cán bộ phải bám sát, gần gũi với Nhân dân, tạo được uy tín thì người dân mới tin tưởng và hưởng ứng. Đến hết năm 2024, tỷ lệ bao phủ BHYT ở thôn Bắc Ngầm đã đạt trên 94%. Để có được kết quả đó, chúng tôi cũng thường xuyên lấy những gương người đã tham gia BHXH, BHYT làm minh chứng, đồng hành với cán bộ đi tuyên truyền. Cứ như vậy, từng bước vận động, nói rõ quyền lợi, lợi ích lâu dài, người dân dần hiểu và tự nguyện tham gia. Nhờ đó, thôn đã hoàn thành tốt chỉ tiêu được xã giao” - chị Hiến chia sẻ.

bh2.jpg
Đoàn công tác làm việc tại huyện Bảo Thắng khảo sát, đánh giá việc tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm tự nguyện.

“Là xã vùng thấp của huyện Bảo Thắng, với hơn 12.000 nhân khẩu thuộc 10 dân tộc cùng sinh sống, Xuân Quang gặp không ít khó khăn trong công tác tuyên truyền do địa hình rộng, dân cư phân tán. Tuy vậy, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên và sự phối hợp chặt chẽ với BHXH liên huyện, công tác triển khai chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn đã đạt nhiều kết quả tích cực. Đến nay, xã có 385 người tham gia BHXH tự nguyện (đạt 4,92% lực lượng lao động trong độ tuổi), tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 94,2%” - đồng chí Sần Sín Sỉnh, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Quang thông tin với đoàn công tác.

Tính đến 15/5/2025, trên địa bàn huyện Bảo Thắng và Mường Khương có 106.020 người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ BHYT, ước đạt 93,3%; 2.711 người tham gia BHXH tự nguyện. Toàn huyện đã cập nhật bổ sung xác thực căn cước công dân cho người tham gia BHXH, BHYT được 103.299/103.304 người, đạt 99,99%.

Làm việc tại địa bàn Bảo Thắng, lãnh đạo BHXH khu vực XVII lưu ý BHXH liên huyện Bảo Thắng - Mường Khương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền theo hình thức nhóm nhỏ, trực tiếp đến từng hộ gia đình, đồng thời tận dụng hiệu quả các cuộc họp thôn, tổ dân phố để phổ biến chính sách. Trong bối cảnh một số cán bộ không chuyên trách cấp xã dự kiến đăng ký nghỉ việc khi chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo Nghị định số 177/2024/NĐ-CP và Nghị định số 178/2024/NĐ-CP thuộc nhóm có thể tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình nên việc tổ chức tuyên truyền Luật BHXH (sửa đổi) trong tháng 5 và 6/2025 là rất cần thiết. BHXH liên huyện cũng cần chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức các hội nghị nhằm lan tỏa sâu rộng chính sách an sinh, đồng thời khuyến khích cán bộ và người dân tích cực tham gia BHXH tự nguyện, đảm bảo quyền lợi lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bạn đọc với Báo Lào Cai

Bạn đọc với Báo Lào Cai

Trong suốt những năm qua, Báo Lào Cai đã trở thành kênh thông tin quan trọng giúp bạn đọc trong và ngoài tỉnh nắm bắt kịp thời các sự kiện đang diễn ra hằng ngày; là “cầu nối” chuyển tải thông tin giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân; là nơi để người dân gửi niềm tin và nguyện vọng, những đề xuất, kiến nghị với các cấp ủy, chính quyền.

Những người kể chuyện nơi miền biên viễn

Những người kể chuyện nơi miền biên viễn

Lào Cai - vùng đất biên giới Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với thiên nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa phong phú, mà còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng. Để phản ánh kịp thời hoạt động của địa phương, phóng viên thường trú tại Lào Cai đóng vai trò quan trọng, là cầu nối thông tin giữa địa phương với cả nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Lào Cai.

Ngày thường ở tòa soạn

Ngày thường ở tòa soạn

Báo Lào Cai hiện hội tụ đủ các loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình, điện tử và nền tảng số - cùng hoạt động nhịp nhàng trong một guồng quay liên tục. Tất cả vì mục tiêu đưa thông tin nhanh, đúng, đủ và sinh động nhất đến với khán, thính giả và độc giả. Thế nên, công việc thường ngày của những người làm báo tại tòa soạn, sôi động, áp lực nhưng cũng đầy đam mê và trách nhiệm.

Hội cựu giáo chức tỉnh nhận bức trướng của tỉnh trao tặng

Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Cựu giáo chức tỉnh Lào Cai

Sáng 20/6, Hội Cựu giáo chức tỉnh Lào Cai tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Cựu giáo chức tỉnh Lào Cai (2005 - 2025). Dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Lý Bình Minh, Phó chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Hội Cựu giáo chức Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Gieo thêm những mùa vàng

Gieo thêm những mùa vàng

Trong dòng sông sự kiện của Báo Lào Cai hòa vào biển thông tin báo chí truyền thông của cả nước, luôn có những mạch ngầm, những con suối nhỏ đổ vào - chính là đội ngũ cộng tác viên thân quý, họ được ví như “những người gieo hạt trên cánh đồng xa”.

Nhức nhối văn hóa giao thông

Nhức nhối văn hóa giao thông

Tạm lắng một thời gian, gần đây tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông lại tái diễn, ảnh hưởng an ninh, trật tự, an toàn giao thông. Tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông còn cho thấy văn hóa giao thông ở không ít địa phương rất cần sớm chấn chỉnh và các hành vi vi phạm cần phải được xử lý nghiêm khắc, quyết liệt hơn.

Sự cẩn trọng nghề báo

Sự cẩn trọng nghề báo

Một ngày giữa tháng 5, tôi có chuyến thực tế đến thôn Phìn Chải 2, xã A Lù, huyện Bát Xát, nơi xảy ra trận lũ lịch sử vào tháng 9/2024 khiến 7 người chết và hàng chục căn nhà bị sập đổ. Sau gần 1 năm trở lại nơi này, tôi tận mắt thấy cuộc sống đồng bào Mông nơi vùng “rốn lũ” đã hồi sinh. Trở về sau chuyến đi vất vả, đầy ắp thông tin, tư liệu trong sổ tay và hình ảnh đã chụp, tôi viết phóng sự “Trở lại vùng lũ A Lù”.

fb yt zl tw