Số ca Covid-19 có xu hướng tăng nhẹ, biến chủng nguy cơ thấp

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 641 trường hợp mắc Covid-19 tại 39 tỉnh, thành. Các chuyên gia nhận định, biến thể rất dễ lây lan song các triệu chứng nhẹ.

Đêm 20/5, thấy con gái đầu lòng mới tròn 2 tháng tuổi bị sốt cao, thở khò khè, thở nhanh, gia đình chị Linh (Hà Đông, Hà Nội) đưa bé đến Bệnh viện Nhi Hà Nội khám.

"Bệnh nhi đến viện trong tình trạng suy hô hấp, viêm phổi", Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Khoa Truyền nhiễm, cho biết. Bé được chỉ định làm xét nghiệm, kết quả dương tính với Covid-19. Tới ngày 22/5, toàn trạng của bệnh nhi ổn hơn so với ngày vào viện.

Covid-19 có xu hướng tăng nhẹ

Theo bác sĩ Đức, Covid-19 hiện có xu hướng tăng lên so với 2 tuần trước. Trong 16 ngày từ 5-22/5, bệnh viện ghi nhận gần 140 ca Covid-19 đến khám và điều trị. Nếu 2 tuần đầu (từ 5-18/5) có 63 ca thì riêng trong 4 ngày (từ 19-22/5) có 72 ca đến khám.

Trong 46 trẻ phải nhập viện, phần lớn có biến chứng viêm phổi. Riêng Khoa Truyền nhiễm hiện điều trị cho 14 trường hợp. Về chỉ định nhập viện, bác sĩ cho biết thường là các bệnh nhi nhỏ tuổi, có kèm bệnh nền, biến chứng liên quan viêm phổi, co giật (do sốt) hay suy hô hấp.

Thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho một số bệnh truyền nhiễm phát triển, cha mẹ cần kịp thời đưa con đi viện khi có các triệu chứng bất ổn.
Thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho một số bệnh truyền nhiễm phát triển, cha mẹ cần kịp thời đưa con đi viện khi có các triệu chứng bất ổn.

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Quang Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội, chia sẻ, hiện chưa ghi nhận trường hợp có diễn biến nguy kịch liên quan đến Covid-19. Các bệnh nhân có biến chứng viêm phổi đều đáp ứng với thuốc điều trị, chưa phải thở máy.

Tiến sĩ Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết nếu tuần trước, số bệnh nhi đến khám liên quan đến Covid-19 chỉ hơn 20 ca thì tuần này tăng lên 40 ca nhưng chưa ghi nhận ca nguy kịch.

641 ca mắc Covid-19 trong gần 5 tháng

Theo báo cáo của Bộ Y tế ngày 21/5, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 641 trường hợp mắc Covid-19 tại 39 tỉnh, thành; không có ca tử vong. Trong đó, Hà Nội có 153 trường hợp mắc, Hải Phòng (138 ca), TPHCM (80 ca), Quảng Ninh (46 ca), số còn lại dưới 25 ca...

So với cùng kỳ năm 2024, số mắc giảm 83,7%. Các tuần gần đây ghi nhận sự gia tăng nhẹ số ca song không có ổ dịch tập trung.

Ngoài Bệnh viện Nhi Hà Nội, các bệnh viện khác của Hà Nội như Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Đông hay Đống Đa đều ghi nhận rải rác bệnh nhân Covid-19.

Riêng tại Bệnh viện Thanh Nhàn, trong ngày 21/5, cơ sở y tế này có 6 ca Covid-19 đang điều trị nội trú. Đại diện bệnh viện cho biết, số ca mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 có xu hướng gia tăng trong thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao, điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển.

BSCKII Trần Thị Kim Anh, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, cho biết các bệnh nhân Covid-19 nhập viện chủ yếu là người có bệnh nền, người cao tuổi. 5 trong 8 bệnh nhân đang điều trị tại khoa đều bị suy thận mạn tính và phải lọc máu chu kỳ 3 buổi/tuần.

Khi phát hiện mắc Covid-19, bệnh nhân suy thận được chuyển xuống Khoa Bệnh Nhiệt đới để cách ly và điều trị tiếp. Bệnh nhân chủ yếu viêm long đường hô hấp trên, chỉ có 1-2 trường hợp biến chứng viêm phế quản nhẹ. Bệnh nhân được điều trị triệu chứng, thường trở về âm tính sau 1 tuần.

Ông Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), cho biết chủng Covid-19 hiện nay là biến thể phụ của Omicron, XBB1.1.6. Biến thể này rất dễ lây lan song các triệu chứng nhẹ, không có bằng chứng liên quan đến ca nặng.

Bộ Y tế xác định những người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao gồm: phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, bệnh nặng, người cao tuổi,…, bệnh nhân khu vực hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật… Lãnh đạo Cục Phòng bệnh khuyến cáo người dân không nên quá lo lắng nhưng cũng không chủ quan.

Bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM thông tin, hết ngày 18/5, TPHCM ghi nhận 79 ca mắc Covid-19, thấp hơn nhiều so cùng kỳ năm ngoái.

Theo bà Nga, trước tình hình dịch Covid-19 phức tạp trên thế giới, Ban Giám đốc Sở Y tế TPHCM đã chủ trì cuộc họp với một số bệnh viện, chuyên gia bệnh truyền nhiễm để đánh giá tình hình Covid-19 trên địa bàn TPHCM.

Sở Y tế TPHCM nhận định, chủng Omicron XEC không phải là biến chủng mới, đã được phát hiện từ năm 2024 và xếp vào biến chủng nguy cơ thấp.

Tuy nhiên, để ứng phó với dịch bệnh nhằm xử trí kịp thời khi có các ca nặng, Sở Y tế đã chỉ đạo cụ thể đối với các đơn vị trực thuộc.

Theo đó, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn các quận, huyện và TP Thủ Đức được yêu cầu chủ động trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Đồng thời, phải cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị Covid-19, đảm bảo nhân lực, thuốc men, thiết bị đầy đủ.

“Các đơn vị cũng cần tập huấn lại chuyên môn, tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn và bảo vệ nhóm nguy cơ cao”, bà Nga lưu ý.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả ngày càng len lỏi vào hệ thống phân phối, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và niềm tin vào ngành y tế, vấn đề đặt ra hiện nay là cuộc chiến chống thuốc giả, không chỉ là trách nhiệm hành chính. Đó là phép thử về năng lực quản lý, khả năng ứng dụng công nghệ và đặc biệt - là thước đo đạo lý của xã hội.

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Ngày 4/7, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, 230 trung tâm VNVC trên toàn quốc đã triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Sau ngày 1/7/2025 thời điểm chính thức thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, bộ máy chính quyền hai cấp đã nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định. Một trong những lĩnh vực được người dân đặc biệt quan tâm là quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT). Thực tế tại các cơ sở y tế cho thấy, công tác KCB diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn, người dân hoàn toàn yên tâm khi đến khám, chữa bệnh bằng BHYT.

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) sẽ có 40 đơn vị y tế công lập và 5 đơn vị y tế tư nhân. Trong đó, có 4 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố đã được đổi tên thành bệnh viện đa khoa khu vực; Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện được đổi tên và chuyển nguyên trạng về trực thuộc Sở Y tế. 

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Thông tin từ Sở Y tế Lào Cai, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, ngành y tế và bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phối hợp triển khai những hoạt động cần thiết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

fb yt zl tw