Chủ tịch Quốc hội: Ngày 24/6 sẽ nhấn nút thông qua sáp nhập cấp tỉnh

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, hoàn thành toàn bộ sắp xếp bộ máy cấp tỉnh, huyện, xã theo đúng lộ trình đã đề ra.

Sáng nay, ngày 23/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023; việc bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.

Cùng với đó, thảo luận việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024; kết quả thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2024.

Đã thông qua 4 nghị quyết lớn, thể hiện quyết tâm cải cách thể chế

Phát biểu tại tổ 13, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, toàn bộ chương trình sáp nhập cấp xã phải hoàn thành trong tháng 6, sáp nhập cấp tỉnh sẽ được Quốc hội nhấn nút thông qua vào ngày 24/6. Đồng thời, không được lùi bước trước mục tiêu tăng trưởng 8% của năm 2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Tổ 13. Ảnh: Phạm Thắng

Ngay phần mở đầu phát biểu, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội. Ông nhấn mạnh: “4 nghị quyết vừa qua, hầu như 100% đại biểu tán thành. Đây là khí thế chính trị rất cao, thể hiện quyết tâm của Quốc hội trong cải cách thể chế”.

Trong đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 66 về lĩnh vực khoa học - công nghệ và Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân. Hai nghị quyết này đều được thông qua trong ngày 17/5 với tỷ lệ gần như tuyệt đối. Ông Mẫn khẳng định: “Chúng ta đang làm việc với tinh thần hết sức tích cực, khẩn trương, tạo tiền đề tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển đất nước”.

Một trọng tâm khác là chương trình sắp xếp bộ máy. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: “Tới ngày 24/6, Quốc hội sẽ nhấn nút thông qua phương án sáp nhập cấp tỉnh. Từ ngày 1/7, tổ chức bộ máy mới sẽ có hiệu lực. Các địa phương phải hoàn tất toàn bộ sắp xếp trước ngày 15/8”.

Đối với cấp xã, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu hoàn thành trong tháng 6/2025. Quá trình này gắn chặt với việc sửa đổi một số điều của Hiến pháp 2013 đặc biệt liên quan đến tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Pháp luật và các cơ quan soạn thảo: “Phải trân trọng tất cả ý kiến của nhân dân, chuyên gia, trí thức, đại biểu Quốc hội… để việc sửa đổi Hiến pháp thật chất lượng, bài bản, đúng định hướng chính trị”.

Ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, từ nay đến cuối năm 2025, đất nước sẽ bước vào giai đoạn cao điểm với các mốc lớn: Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9, 85 năm thành lập nước, tổng tuyển cử Quốc hội khóa XVI, đại hội Đảng các cấp.

Ngoài ra, ông cho biết, năm 2025, mục tiêu tăng trưởng được đặt ra là 8% và đã được tất cả địa phương đăng ký với Chính phủ. “Từ nay đến cuối năm, phải hiện thực hóa mục tiêu này. Đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm”, ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Do đó, ông yêu cầu Quốc hội, Chính phủ, địa phương phải tập trung tối đa. Mọi nội dung trình kỳ họp phải đi liền hành động, không hình thức, không trì trệ. Đặc biệt, ông đề nghị các đại biểu dù không phát biểu tại hội trường cũng phải chủ động gửi góp ý cho cơ quan soạn thảo, không được thụ động.

Kịp thời điều chỉnh quy hoạch trong bối cảnh sáp nhập

Góp ý thảo luận tại Tổ 13, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đoàn Đắk Lắk) đề nghị Chính phủ phải tập trung rà soát tổng thể các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, chọn các vấn đề then chốt còn vướng mắc để tập trung tháo gỡ, trên cơ sở đó, xác định rõ những nhiệm vụ, giải pháp đột phá trong các tháng còn lại của năm 2025.

Quang cảnh phiên thảo luận Tổ 13.

Đại biểu cũng đề nghị, cần có các giải pháp tập trung hỗ trợ cho những địa phương còn nhiều khó khăn; tập trung chỉ đạo, giám sát, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc để cùng với địa phương tháo gỡ mới mong đạt được mục tiêu tăng trưởng cả nước 8% trở lên.

Nêu một số đề xuất cụ thể, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo kịp thời vấn đề điều chỉnh quy hoạch trong bối cảnh sáp nhập một số tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính sẽ tác động đến các quy hoạch đã được phê duyệt trước đó. Trong đó, cần xác định lại quy hoạch tổng thể của vùng kinh tế trong cả nước và quy hoạch của địa phương trong các tỉnh, thành phố sau sáp nhập; quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm gắn liền với vấn đề an ninh quốc phòng và tăng trưởng của các địa phương.

Đánh giá cao việc Chính phủ, các bộ, địa phương đang mở cuộc tấn công trấn áp tội phạm liên quan tới gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt cũng cho rằng, sự phối hợp giải quyết của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực này thời gian qua cũng chưa hết ngọn ngành. Do vậy, phải có các giải pháp căn cơ hơn nữa để khắc phục tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan hiện nay.

Chiều 23/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Theo congthuong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội đề nghị chỉ trình Quốc hội xem xét, thông qua những nội dung cấp bách để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong điều hành kinh tế-xã hội; còn những dự án luật dự kiến cho ý kiến lần đầu và thông qua theo quy trình 2 kỳ họp thì nên để lại đến nhiệm kỳ sau.

Phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Sáng 10/7, tại thôn Xả Hồ, xã Xuân Quang, tỉnh Lào Cai, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.

Đoàn công tác Sở Dân tộc và Tôn giáo làm việc với UBND xã Y Tý

Đoàn công tác Sở Dân tộc và Tôn giáo làm việc với UBND xã Y Tý

Ngày 10/7, Đoàn công tác của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lào Cai do đồng chí Nguyễn Quốc Luận, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 tại xã Ý Tý.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội chính Đảng

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội chính Đảng

Sáng 10/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tiếp, kết hợp trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 ngành nội chính Đảng; quán triệt, triển khai Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Sáng 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai.

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng - như kim chỉ nam cho hợp tác quốc tế bền vững, bao trùm và công bằng.

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã và luôn dành những nguồn lực tốt nhất, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương sẽ lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trực thuộc MTTQ Việt Nam theo hướng dẫn giảm số lượng hội, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong, hoạt động thiết thực hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự phiên họp có các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

fb yt zl tw