Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
“Lá phổi xanh” Tây Bắc

“Lá phổi xanh” Tây Bắc

Giữa đại ngàn, nơi mây quấn quýt bên đỉnh và gió trò chuyện với rừng, dãy Hoàng Liên Sơn hiện lên hùng vĩ và đầy bí ẩn. Nơi đây tọa lạc đỉnh Fansipan - “nóc nhà Đông Dương” và ẩn chứa một trong những báu vật thiên nhiên quý giá: Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

0:00 / 0:00
0:00

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người gọi Hoàng Liên Sơn là “lá phổi xanh” của vùng Tây Bắc. Mỗi tán cây không chỉ lọc khí, giữ nước, mà còn lưu giữ ký ức sinh học hàng triệu năm. Khi mặt trời lên, cả cánh rừng như sống dậy trong sắc xanh. Khi mây phủ xuống, từng vạt rừng ẩn hiện, huyền ảo. Rừng chuyển mình theo mùa, thiên nhiên thay áo theo tầng độ cao.

ok.jpg
Vườn Quốc gia Hoàng Liên nhìn từ trên cao.

Vườn Quốc gia Hoàng Liên có hệ sinh thái sống động, là vùng đa dạng sinh học đặc biệt của Việt Nam và khu vực. Hơn 28.000 ha rừng đặc dụng, hơn 90% độ che phủ, hàng trăm loài động thực vật quý hiếm - nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng nếu không được bảo vệ nghiêm ngặt.

Trước năm 2002, các nhà khoa học, quản lý và lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã chủ động đề xuất thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên núi Hoàng Liên. Ngày 12/7/2002, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Vườn Quốc gia Hoàng Liên, bước ngoặt trong công tác bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, là sự thừa nhận cho nỗ lực âm thầm, bền bỉ của những người yêu rừng.

Hiện, Vườn Quốc gia Hoàng Liên có vùng lõi rộng 29.845 ha, nằm trên hệ núi cao Hoàng Liên Sơn và vùng đệm 38.724 ha, trải rộng trên địa bàn Lào Cai và Lai Châu. Vườn là nơi cư trú của hơn 2.000 loài thực vật, trong đó 147 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Hệ động vật cũng phong phú với 98 loài thú, 346 loài chim, 88 loài lưỡng cư và 67 loài bò sát. Địa hình chia cắt mạnh, khí hậu khắc nghiệt, động thực vật phân bố theo độ cao - tất cả tạo nên hệ sinh thái quý giá.

Không chỉ bảo vệ rừng, Vườn còn là nơi nghiên cứu khoa học, cứu hộ động - thực vật, phát triển cây dược liệu, tổ chức du lịch sinh thái và giáo dục môi trường. Từ cơ sở nuôi cấy mô duy nhất tại Lào Cai, hàng nghìn giống cây quý như sâm Ngọc Linh, Hoàng Liên gai, Vân Sam, địa lan Sa Pa đã được nhân giống thành công.

11.jpg
Nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
9.jpg
Hàng nghìn giống cây quý như sâm Ngọc Linh, Hoàng Liên gai, Vân Sam, đã được nhân giống thành công tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ, tỉnh đã triển khai tại đây, mở ra hướng phát triển kinh tế dưới tán rừng, đồng thời đảm bảo mục tiêu bảo tồn. Tiêu biểu như dự án nhân giống lan Sa Pa (2006 - 2009) cung cấp giống sạch bệnh cho 200 hộ dân; đề tài “Phát triển nguồn gen Hoàng Liên gai” (2017 - 2020) xây dựng hai vườn giống diện tích 3.000 m², cung cấp 20.000 cây/năm; đề tài về Tế tân lá tim (2021 - 2025) nhân giống 50.000 cây, kết hợp mô hình trồng tập trung và dưới tán rừng; đề tài Hoàng đàn (2022 - 2024) nhân giống 20.000 cây, trong đó có 2.000 cây vô tính. Những nghiên cứu này khẳng định bước tiến trong bảo tồn thực vật quý hiếm tại Vườn.

5-copy.jpg
Nhà bảo tàng đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
7.jpg
Nhà bảo tàng đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Với vị trí liền kề khu du lịch quốc gia Sa Pa, Vườn có lợi thế thu hút du khách và kết nối truyền thông. Từ một khu bảo tồn nhỏ, Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã vươn lên thành biểu tượng bảo tồn hiện đại. Vườn còn lưu giữ tri thức sinh học, kết nối cộng đồng và truyền cảm hứng sống xanh cho hàng triệu người.

z6838441137082-3533daedd9c64fff555983aba17b8954.jpg
Vườn Quốc gia Hoàng Liên thu hút khách du lịch.

Năm 2006, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) công nhận nơi đây là Vườn Di sản ASEAN - danh hiệu danh giá, ghi nhận tầm vóc quốc tế. Một lần nữa khẳng định, Vườn Quốc gia Hoàng Liên không chỉ thuộc về Lào Cai hay Việt Nam, mà là di sản của nhân loại.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh: “Việc thành lập Vườn là bước ngoặt, giúp định hình lại công tác bảo tồn, thúc đẩy phát triển bền vững và ghi dấu Việt Nam trên bản đồ sinh học khu vực”. Ông cũng khẳng định giá trị nổi bật về sinh thái, đa dạng sinh học và những đóng góp cụ thể cho cộng đồng đã làm nên uy tín cho Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

“Bảo tồn không chỉ là khẩu hiệu, mà là hành động cụ thể” - Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên Nguyễn Hữu Hạnh chia sẻ. Theo ông, để thiên nhiên hồi sinh đúng nghĩa, cần chiến lược dẫn dắt bài bản, kiên định và phù hợp bối cảnh địa phương. Trong đó, bảo vệ và phát triển rừng không tách rời trách nhiệm của chính quyền và người dân, mà song hành như hai cánh của một cánh rừng sinh thái bền vững.

Hiện Vườn đang thực hiện phương án quản lý rừng bền vững 2022 - 2030, với mục tiêu giữ “lá phổi” quý giá, bảo vệ nguồn nước, tăng khả năng sinh thủy - ưu tiên sống còn trong biến đổi khí hậu. Các nguồn gen dược liệu bản địa mang giá trị kinh tế và góp phần ổn định vùng đệm đang được phát triển có định hướng.

Du lịch sinh thái cũng được khai thác có trách nhiệm. Các loại hình như leo núi, trượt thác, lưu trú trên cây... dần trở thành sản phẩm đặc trưng, giúp du khách trải nghiệm mà không làm ảnh hưởng đến thiên nhiên.

Ông Hạnh cũng nhấn mạnh yếu tố con người là then chốt. Bộ máy được tinh gọn, hiệu lực; cán bộ, viên chức được đào tạo bài bản để thích ứng thách thức thời đại số. Đảng bộ Vườn được củng cố về tư tưởng và hành động, bảo đảm vai trò lãnh đạo xuyên suốt.

Vườn Quốc gia Hoàng Liên không chỉ là rừng, đó là kho tàng gen sống động, nơi tập trung gần 20% loài động - thực vật của Việt Nam, dù chỉ chiếm 1,3% diện tích cả nước.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Quốc Trị nhận định thêm: “Đó là minh chứng rõ ràng cho giá trị sinh học của Vườn. Những nỗ lực của chúng ta đã giữ nguyên hệ sinh thái rừng đặc trưng, bảo vệ nguồn nước và khí hậu”.

Vườn cũng đã chủ động trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn hệ sinh thái, phát hiện nhiều cây dược liệu quý - mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân địa phương. Người dân vùng đệm tham gia bảo tồn hệ sinh thái rừng có thêm sinh kế từ các hoạt động du lịch cộng đồng, canh tác bền vững, trồng dược liệu...

2-copy.jpg
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) công nhận nơi đây là Vườn Di sản ASEAN.

Không dừng lại ở những thành tựu, Vườn Quốc gia Hoàng Liên đang hướng tới mục tiêu giữ rừng theo chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực nghiên cứu, xây dựng trung tâm du lịch sinh thái, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước. Giấc mơ về một Vườn Quốc gia kiểu mẫu đang hình thành, nơi rừng được bảo vệ, con người sống hòa hợp với thiên nhiên và di sản được lan tỏa đến mai sau.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung phát triển trục kinh tế động lực dọc sông Hồng. Đây là trục kinh tế đóng vai trò “hạt nhân” đối với liên kết không gian phát triển kinh tế của tỉnh; kết nối vùng, liên vùng và cả nước với khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Người ươm quả ngọt ở Chiềng Ken

Người ươm quả ngọt ở Chiềng Ken

Những năm gần đây, đến các hội chợ quảng bá sản phẩm OCOP hoặc xúc tiến thương mại của tỉnh, giữa rất nhiều hàng hóa nông sản các địa phương, người tiêu dùng rất ưa chuộng và tìm mua “Bưởi đường Nhà Triệu” của Hợp tác xã Nông - lâm nghiệp, dịch vụ Bưởi đường Chiềng Ken, huyện Văn Bàn.

Hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài

Là 1 trong 10 xã nghèo nhất tỉnh, năm 2024, La Pan Tẩn (Mường Khương) có 16 lao động tham gia làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Cùng với tuyên truyền, vận động người dân đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước để có thu nhập ổn định, cấp ủy đảng, chính quyền xã chủ động tìm kiếm thông tin thị trường lao động, kết nối những kênh tuyển dụng lao động uy tín để hỗ trợ người dân.

Chủ động ôn thi vào lớp 10 trong khi chờ công bố môn thi thứ 3

Chủ động ôn thi vào lớp 10 trong khi chờ công bố môn thi thứ 3

Năm 2025 là năm đầu học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đến thời điểm hiện tại, ngành giáo dục Lào Cai chưa quyết định môn thi tự chọn vào lớp 10 THPT. Tuy nhiên, từ cuối học kỳ I, các trường THCS đã chủ động phương án dạy học và ôn tập nhằm giảm bớt áp lực cho học sinh trước kỳ thi đổi mới.

Mang yêu thương cho trẻ em

Mang yêu thương cho trẻ em

Bằng nhiều hình thức, trẻ em trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương từ chính quyền các cấp và cộng đồng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học tập và phát triển toàn diện.

Nét đẹp văn hóa ngày xuân

Nét đẹp văn hóa ngày xuân

Những ngày này, các ngôi chùa, ngôi đền trên địa bàn tỉnh đều có rất đông người dân và du khách đến du xuân tham quan, chiêm bái. Đây không chỉ là hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, mà còn là cơ hội để mọi người tận hưởng không khí mùa xuân, gặp gỡ gia đình, bạn bè và chia sẻ niềm vui trong mùa xuân mới.

Đưa tiếng sáo từ bản làng ra thế giới

Đưa tiếng sáo từ bản làng ra thế giới

Theo dòng chảy thời gian, những nhạc cụ dân tộc đã và đang có nguy cơ bị mai một. Thế nhưng, chàng thanh niên trẻ Giàng A Hải lại ngược về cội nguồn, đắm say với những bản hòa tấu sáo Mông sâu lắng được tạo nên từ chất liệu thô sơ của núi rừng quê hương. Mạnh dạn sáng tạo các hình thức biểu đạt mới trên nền nhạc truyền thống là cách Hải đang làm để đem văn hóa bản địa tiếp cận khán giả quốc tế.

Không gian truyền cảm hứng sáng tạo

Không gian truyền cảm hứng sáng tạo

Không đơn thuần là nơi học tập, Trung tâm EcoRobo STEMLab Lào Cai còn là không gian truyền cảm hứng, nơi các bạn nhỏ được tự do khám phá, sáng tạo và trưởng thành thông qua các hoạt động trải nghiệm cùng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Cô giáo vùng cao giàu lòng nhân ái

Cô giáo vùng cao giàu lòng nhân ái

Không chỉ là Tổng phụ trách Đội giỏi chuyên môn, cô giáo Hoàng Thị Thu Dần, Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) bán trú Tiểu học Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) còn được biết đến là tấm gương sáng trong công tác từ thiện. Bằng những việc làm ý nghĩa, các hoạt động từ thiện mà cô Dần tham gia đã truyền cảm hứng, giúp học sinh biết yêu thương những người có hoàn cảnh khó khăn và trân trọng những điều giản dị trong cuộc sống.

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục

“Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hoạt động chuyển đổi số, phấn đấu tạo môi trường giáo dục số, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa giáo dục...” là những mục tiêu mà ngành giáo dục và đào tạo Lào Cai đang hướng đến.

Đẹp mãi màu áo xanh

Đẹp mãi màu áo xanh

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, những năm qua, phong trào sinh viên tình nguyện vì cộng đồng của Trường Cao đẳng Lào Cai luôn được duy trì và thu hút đông đảo đoàn viên, sinh viên tham gia.

Sơn ca nhí tài năng

Sơn ca nhí tài năng

Trở thành “Ngôi sao tỏa sáng” tại cuộc thi Ngôi sao buổi sớm mai năm 2024, Nguyễn Linh Đan, lớp 4A1, Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, thành phố Lào Cai ghi dấu ấn trong lòng khán giả bởi chất giọng trong trẻo và đầy nội lực cùng phong cách biểu diễn tự tin, chững chạc mặc dù cô bé mới tròn 9 tuổi.

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Với kinh nghiệm, kiến thức bản địa quý báu trong ứng phó với thảm họa lũ quét, sạt lở đất ở vùng cao, anh Ma A Chính, Bí thư Chi bộ thôn Cô Tông Bản Vàng, xã Bản Cái, huyện Bắc Hà đã quyết đoán đưa toàn bộ 54 hộ dân trong thôn ra đến khu vực an toàn, dựng lán tránh trú.

fb yt zl tw