“Ký ức thời bao cấp”

LCĐT - Tưởng chừng câu chuyện về thời bao cấp đang mờ dần trong cuộc sống ồn ào, vội vã, nhưng công chúng vẫn có một điểm hẹn để tìm hiểu về thời kỳ “có một không hai” đó tại trưng bày chuyên đề của Bảo tàng tỉnh: “Ký ức thời bao cấp”.

Ngược dòng thời gian

Lời thuyết minh êm tai, tiếng chuyện trò rôm rả vang lên trong Bảo tàng tỉnh đưa tôi đến khu trưng bày ở tầng 2. Trước mắt tôi là hình ảnh những em nhỏ mặc đồng phục học sinh ngồi ngay ngắn nghe cán bộ của Bảo tàng tỉnh thuyết minh về những vật dụng, hình ảnh trưng bày trong không gian đượm màu xưa cũ. Đó là chiếc đèn dầu, bi đông đựng nước, máy may, chiếc xe đạp dựng ở góc tường. Đó là gian bếp truyền thống của đồng bằng Bắc Bộ khiến người xem thấy bình dị, gần gũi mà thân quen; là không gian phòng khách với chiếc ti vi đen trắng, radio cũ nhuốm màu thời gian...

Em Đinh Triệu Gia Như, học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Nam Cường (thành phố Lào Cai) bảo: Em từng nghe bà kể về chiếc đèn dầu bà dùng một thời, nhưng hôm nay mới được tận mắt nhìn thấy!

Cán bộ bảo tàng thuyết minh về hiện vật của thời bao cấp cho học sinh đến tham quan.
Cán bộ bảo tàng thuyết minh về hiện vật của thời bao cấp cho học sinh đến tham quan.

Cô giáo Hoàng Thị Phương, giáo viên Trường Tiểu học Nam Cường cho rằng, thông qua hoạt động trải nghiệm ở bảo tàng sẽ giúp các em có thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa của dân tộc. Từ đó, khơi dậy trong các em tình yêu quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” để các em thêm chăm ngoan, gắng sức học hành, dựng xây quê hương, đất nước.

Giới thiệu với chúng tôi, chị Bùi Thị Giang, Phó trưởng phòng Trưng bày - Tuyên truyền, Bảo tàng tỉnh cho biết: Bắt đầu từ tháng 5/2019, trưng bày chuyên đề “Ký ức thời bao cấp” mở cửa để công chúng tham quan. Với diện tích khoảng 400 mét vuông, trưng bày hàng trăm hiện vật của thời kỳ thiếu thốn, nghèo khó mà đầy ắp kỷ niệm của một thời đã qua.

Khu trưng bày “Ký ức thời bao cấp” được chia làm nhiều không gian khác nhau. Đầu tiên là 30 bức ảnh được photo từ cuốn sách tranh “Thương nhớ thời bao cấp” của 2 họa sỹ Thành Phong và Hữu Khoa. Công chúng dễ dàng bắt gặp những câu nói được dùng rộng khắp một thời như: “Hút điếu thuốc lào nâng cao sĩ diện”, “Quanh lưng thì thắt may-so, đầu đội áp-suất, chân đi bàn là”, “Ăn đại táo, đi đại xa, ở đại gia, làm đại khái”, “Tiền lẻ hơn thẻ thương binh”... Đi kèm với đó là những hình ảnh minh họa sinh động, dí dỏm cùng lời giải thích đại ý và sự ra đời của những câu nói ấy để công chúng dễ hiểu. Đơn cử như câu nói “đặt gạch” với hình ảnh một người đứng xếp hàng, phía sau là vô số cục gạch được người khác đặt để giữ chỗ. Đây là câu thành ngữ tiêu biểu thời bao cấp, xuất phát từ thực tế mọi người dùng gạch để đánh dấu việc xếp hàng mua nhu yếu phẩm tại các cửa hàng mậu dịch.

Tiếp đó, người xem có thể dừng chân ở không gian chiến tranh và cuộc sống để chiêm ngưỡng, ngắm nhìn các bức ảnh chụp về cuộc sống thường ngày của người dân những năm nghèo khó, thiếu thốn, tái hiện tháng ngày đồng bào nơi nơi tăng gia sản xuất; hấp dẫn bởi các hiện vật ở không gian phòng khách; không gian may vá; không gian bếp ăn; cửa hàng mậu dịch; khu sửa chữa xe đạp… Lạ mà quen, xa mà gần, là những cảm xúc mà mỗi người sẽ trải qua khi đến với không gian đặc biệt ấy.

Những người dựng ký ức

Để sưu tầm, lưu giữ và giới thiệu đến công chúng một phần ký ức đã qua, trong hai năm (2017 - 2018), Bảo tàng tỉnh đã phát động 2 cuộc hiến tặng hiện vật để phục vụ trưng bày chuyên đề “Ký ức thời bao cấp”. Hàng trăm tư liệu, hiện vật được người dân ở khắp nơi trong và ngoài tỉnh hiến tặng. Anh Phan Chí Cường, Trưởng phòng Nghiên cứu - Sưu tầm, Bảo tàng tỉnh cho biết: Đa phần người hiến tặng hiện vật là những người đã từng trải qua thời kỳ bao cấp. Những món đồ như tem phiếu, chứng minh nhân dân, chiếc túi đeo, va li, chiếc máy ảnh cũ... tuy không có giá trị cao về kinh tế nhưng lại giàu giá trị văn hóa, lịch sử, được họ nâng niu, gìn giữ đến hôm nay.

Trải nghiệm về gian bếp truyền thống của miền quê Bắc Bộ.
Trải nghiệm về gian bếp truyền thống của miền quê Bắc Bộ.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, thôn An Thắng, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng là người đóng góp nhiều hiện vật cho Bảo tàng tỉnh cho rằng, dù thời gian qua đi nhưng những giá trị về lịch sử, văn hóa vẫn ở lại, mỗi món đồ đều mang phần nào hơi thở thời đại. Ông vui hơn cả khi giờ đây giá trị của những hiện vật ấy đang được phát huy bởi ngày càng có nhiều người biết tới thông qua trưng bày chuyên đề “Ký ức thời bao cấp”.

Ngoài hiện vật được người dân hiến tặng, các cán bộ của Bảo tàng tỉnh cũng phải tìm kiếm, thu thập thêm những hiện vật khác ở khắp các nẻo của vùng cao Lào Cai thời kỳ đó. Vì vậy, nhiều người ngạc nhiên khi bên cạnh gian bếp cũ của đồng bằng Bắc Bộ lại có sự xuất hiện của chiếc cối xay, bộ bàn ghế ăn của người Hà Nhì... Sự đa dạng của các hiện vật giúp công chúng thêm ngạc nhiên và bị hấp dẫn, lôi cuốn bởi câu chuyện cũ dù dòng chảy của thời gian đã đi qua mấy chục năm.

Trưng bày chuyên đề “Ký ức thời bao cấp” như những dòng hồi ký được lật lại trong cuộc sống hôm nay, gợi nhớ, gợi thương về những năm tháng đất nước trước đổi mới, khiến những người đã đi qua thời kỳ ấy thêm nhớ, thêm thương những tháng ngày gian khó mà ắp đầy kỷ niệm, vui buồn cùng thời đại.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw