Ký ức mùa đông vùng cao

LCĐT - Khi những thửa ruộng bậc thang ở vùng cao chỉ còn trơ lại chân rạ và đâu đó vẫn còn sót lại những mảnh ruộng gặt muộn với lúa chín vàng ối sườn đồi cũng là lúc mùa thu lưu luyến đi qua.

Từ đầu tuần, trên các trang báo điện tử đã đồng loạt đưa tin dự báo những ngày tới sẽ có đợt rét đầu tiên của mùa đông. Chẳng biết tự bao giờ tôi lại bâng khuâng một cảm xúc khó tả khi nghe tin gió mùa đông bắc sắp về. Những cơn gió lạnh đầu mùa gọi về biết bao nhiêu ký ức buồn vui của những mùa đông đã qua.

Từ tháng 10 trở đi, vùng cao Lào Cai bước vào mùa mây huyền ảo.
Từ tháng 10 trở đi, vùng cao Lào Cai bước vào mùa mây huyền ảo.

Mới chiều hôm qua giữa tiết trời thu mát rượi còn áo phông tung tăng dạo phố, vậy mà chỉ qua một đêm trở gió, bước chân của mùa đông đã vội sang. Buổi sớm đầu đông thật khó có thể thức dậy ngay được mà chỉ muốn nằm mãi trong chăn ấm. Người lớn đã vậy, lũ trẻ cũng chỉ muốn ngủ nướng mãi, ngại dậy đến trường. Một vài phụ huynh đưa con đi học bằng xe máy không nghĩ thời tiết trở lạnh nhanh thế, vẫn mặc áo mỏng phi xe đi trên đường co ro vì lạnh. Bọn trẻ thì được bố mẹ chăm chút kỹ hơn, đứa nào cũng mặc áo khoác mỏng hoặc áo thu đông dài tay đến lớp. Từng cơn gió lạnh cuốn theo bụi và lá khô xào xạc mặt đường.

Nhìn lũ trẻ đi học, tôi lại nhớ đến những mùa đông khi còn dạy học ở vùng cao Si Ma Cai hơn chục năm trước. Ở vùng đất mùa đông sương mù giăng kín lối, cả tuần, thậm chí cả tháng không nhìn thấy mặt trời, những em nhỏ người Mông chỉ có chiếc áo mỏng, đôi dép tổ ong cũ rách đến trường. Mặc dù cửa lớp và các cửa sổ đóng kín nhưng sương mù vẫn theo các khe hở lùa vào trong phòng, thương lũ trẻ ngồi học mà đôi môi tím tái vì rét, bàn tay tê cóng viết nét chữ không tròn.

Ngày đó, các trường học ở Si Ma Cai chưa có nhiều phòng ở bán trú như bây giờ, những em học cấp 2, cấp 3 có nhà xa trường cả chục cây số rủ nhau làm tạm mấy cái lán lụp xụp ven đường ở tạm để đi học cho gần. Quần áo, chăn màn cũ rách, bữa ăn cũng chỉ có bát cơm trắng với rau cải chấm muối ớt. Bữa nào ăn sang mới có vài miếng cá mắm. Những ngày rét đậm, sương mù dày đặc kèm theo mưa mù rét tái tê, quần áo và chăn màn ngấm sương ướt sũng. Mùa đông cũng là mùa khô và những mạch nước dần khô cạn. Sau giờ học, cả thầy và trò phải dùng can đi xách nước về để nấu ăn, sinh hoạt. Chậu nước rửa mặt xong cũng để lại rửa tay, chân. Nước vo gạo hay rửa rau cũng tiết kiệm hết mức, không đổ đi mà để tưới cho mấy luống rau cải trong vườn.

Mùa đông ở vùng cao cũng là bước vào mùa sương, mùa mây. Sương mù mùa đông là nỗi ám ảnh với những người lái xe bởi tầm nhìn bị hạn chế chỉ còn vài mét, mặc dù bật đèn vàng để nhìn đường cho rõ hơn nhưng phía trước chỉ một màu trắng xóa như cõi nào mông lung, hư hư, thực thực. Đi mãi trong sương, đầu tóc, lông mi, lông mày cũng trắng xóa vì sương đọng, còn bàn tay, bàn chân tê cứng và tấy đỏ vì ướt, rét.

Nếu như sương mù đem lại cảm giác ngán ngẩm thì mây mùa đông lại đầy quyến rũ. Vượt qua tầng sương mù, lên cao hơn thì chao ôi gặp ánh nắng chan hòa ấm áp, nhìn xuống là biển mây bồng bềnh đẹp nao lòng. Tôi nhớ những mùa đông chinh phục đỉnh Fansipan, Ky Quan San, Lảo Thẩn “săn” mây. Đứng trước những dòng sông mây tuôn chảy, biển mây mênh mông ấy, bao nhiêu mệt mỏi của hành trình leo núi bỗng tan biến, chỉ còn cảm giác phiêu diêu như ở xứ sở thần tiên. Bản làng, núi rừng cứ ẩn hiện trong mây huyền ảo, đẹp ngỡ ngàng, nhất là khi có ánh nắng mặt trời chiếu xuống làm từng lớp mây mỏng thêm rực rỡ.

Nắng chiều trên bãi phơi lau.
Nắng chiều trên bãi phơi lau.

Mùa đông giá lạnh khiến nhiều người không thích nhưng cũng có những hương vị riêng, hấp dẫn. Buối tối đầu đông, lang thang trên những con phố nhỏ thật dễ dàng cảm nhận được hương hoa sữa ngọt ngào, lan tỏa, lắng đọng trong không gian. Thứ mùi hương khi thì nồng nàn, lúc lại thoang thoảng trong gió ấy khiến người ta chợt bâng khuâng, xao xuyến. Những người đang yêu nhau bỗng yêu cả hương hoa sữa và cái lạnh mùa đông, nó khiến người ta muốn sát lại gần nhau hơn, tình yêu cũng trở nên thi vị hơn. Những người cô đơn thèm một vòng tay ấm, còn người đã xa nhau nhớ về một khoảng trời đong đầy kỷ niệm, một ghế đá hàng cây, một cái nắm tay, một nụ hôn đầu…

Nhớ vùng cao Lào Cai những ngày băng tuyết rơi trắng xóa mái nhà.
Nhớ vùng cao Lào Cai những ngày băng tuyết rơi trắng xóa mái nhà.

Chiều nay, gió mùa đông bắc tràn về mang theo cái lạnh đầu mùa báo hiệu một mùa đông dài đã tới. Rong ruổi trên những cung đường vùng cao đầy sương mù, tôi đi qua những cánh đồng thơm mùi rơm, rạ và mùi khói thơm, đi qua cả những vùng ký ức của tuổi thơ xa ngái. Nhớ mùi bùn đất của một tuổi thơ gắn bó với ruộng đồng. Nhớ đồi lau trắng như bông phất phơ trong nắng chiều vàng óng. Nhớ bàn tay gầy guộc tảo tần của bà, của mẹ. Nhớ cả đôi má, đôi môi nứt nẻ, hanh khô của lũ trẻ ngày xưa, tiếng mõ trâu lốc cốc gõ vào kỷ niệm xa dần theo năm tháng...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 1: Khám phá thác Ong Chúa và “săn” trái tim trên đá

Chinh phục núi Nhìu Cồ San Ngày 1: Khám phá thác Ong Chúa và “săn” trái tim trên đá

Núi Nhìu Cồ San theo tiếng dân tộc Mông có nghĩa là núi Sừng Trâu. Đây là dãy núi thuộc hệ thống Hoàng Liên Sơn với độ cao 2.965 m so với mặt nước biển, đứng thứ 9 trong tốp 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Để chinh phục núi Nhìu Cồ San, người leo sẽ mất khoảng 2 ngày 1 đêm. Ngày đầu tiên, cung đường từ chân núi lên tới lán nghỉ có rất nhiều cảnh đẹp để lại ấn tượng sâu đậm cho người leo.

Kỳ cuối: Chạm mặt quần thể đỗ quyên khổng lồ

Chinh phục Sinh Tcha Pao - “săn” đỗ quyên khổng lồ Kỳ cuối: Chạm mặt quần thể đỗ quyên khổng lồ

Tiếp tục hành trình chinh phục đỉnh Sinh Tcha Pao, chúng tôi thức dậy giữa đại ngàn khi những chú chim rừng vừa cất tiếng hót gọi bình minh. Dưới tán lá dày đặc của rừng nguyên sinh, trời vẫn chưa sáng. Cả đoàn lục tục nhóm lửa, nấu nước pha mì tôm làm bữa sáng.

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là xu hướng phổ biến hiện nay. Nhu cầu du lịch tâm linh của người dân Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển.

Kỳ 1: Gian nan chinh phục Sinh Tcha Pao

Chinh phục Sinh Tcha Pao - “săn” đỗ quyên khổng lồ Kỳ 1: Gian nan chinh phục Sinh Tcha Pao

Với những người yêu thích khám phá, chinh phục núi cao, Sinh Tcha Pao, thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn như lời mời gọi hấp dẫn bởi cung đường núi hoang sơ, vắng dấu chân người, đầy thử thách với con dốc “tức thở” cùng vách đá cao dựng đứng. Sinh Tcha Pao còn hấp dẫn với quần thể đỗ quyên khổng lồ, khoe sắc rực rỡ mỗi độ tháng Ba về mà hiếm đỉnh núi nào có được.

Bức họa đồ mùa nước đổ trên vùng cao Lào Cai

Bức họa đồ mùa nước đổ trên vùng cao Lào Cai

Tháng 5, những cơn mưa rào mùa hạ ùa về làm cho những tràn ruộng bậc thang trên khắp rẻo cao Lào Cai bừng tỉnh. Mùa này, đồng bào vùng cao bắt đầu vào vụ cày cấy, làm cho khung cảnh ruộng bậc thang trở nên đẹp như bức tranh họa đồ khổng lồ với những đường nét mềm mại, màu sắc sinh động, nhất là buổi bình minh hay dưới ánh mặt trời buổi hoàng hôn.

Bát Xát - Bức họa mùa nước đổ

Bát Xát - Bức họa mùa nước đổ

Nếu du khách đang tìm kiếm một chốn du lịch vừa hùng vĩ với núi đồi, vừa lãng mạn với cỏ cây, hoa lá thì huyện Bát Xát là nơi đáng đến trong chuyến trải nghiệm vào mùa nước đổ.

Chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai

Chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai

Chiều 8/5, Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam và nhà thầu Tư vấn Quản lý Dự án GREAT 2 (Dự án thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tỉnh Lào Cai) phối hợp với Sở Du lịch tổ chức chương trình chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw