Kiến tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Năm 2023 đã đi qua. Đó là một năm với muôn vàn khó khăn, thách thức, bởi tình hình thế giới phức tạp, khó lường, dẫn đến suy giảm kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế của tỉnh vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19; năng lực nội tại, khả năng chống chịu, thích ứng với các tác động bên ngoài còn hạn chế.

Không thể kể hết khó khăn, thách thức mà Lào Cai phải đương đầu. Trong bối cảnh khó khăn không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn mang tính toàn cầu, thật không dễ để hoàn thành được kỳ vọng đặt ra, thậm chí phải chấp nhận có những mục tiêu không đạt. Tuy nhiên, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tận dụng và phát huy lợi thế riêng có của mảnh đất “sông đầu nguồn, núi tuyệt đỉnh”, bức tranh kinh tế của Lào Cai vẫn có nhiều gam màu sáng.

z5017140698721-19e3947a77087ad0adcb6623b087d8d9-9443.jpg

Trước hết, quy mô nền kinh tế của tỉnh tăng 3 bậc so với năm 2022, vượt mốc trên 70.000 tỷ đồng. Khu vực dịch vụ tăng trưởng tốt, đạt 8,75%; khu vực xây dựng khởi sắc với mức tăng 9,18%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 12,8%; ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 41,1%; ngành dịch vụ chiếm 36,2%; thuế sản phẩm 9,9% (cơ cấu tương ứng năm 2022 là 13,6%; 41,5%; 34,7% và 10,2%). Du lịch phục hồi mạnh mẽ, tiếp tục phát huy vai trò mũi nhọn của nền kinh tế; lượng khách tới các điểm tham quan du lịch tăng mạnh, đạt 7 triệu lượt, bằng 116,6% kế hoạch, tăng 56,4% so với năm 2022; tổng thu từ khách du lịch đạt 22.500 tỷ đồng, bằng 109,8% kế hoạch, tăng 48,7% so với năm 2022. Giải ngân vốn đầu tư công được triển khai quyết liệt, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước. Công tác xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, tỉnh đã tổ chức thành công chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại và quảng bá du lịch Lào Cai tại Ấn Độ.

z5019995502956-996460bbbf7293ac783102d6ab5d9314-1341.jpg

Đặc biệt, Quy hoạch tỉnh, ngành, lĩnh vực được tích cực triển khai. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Sa Pa - thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai đến năm 2040. Hoàn thành việc phê duyệt các Quy hoạch chung xây dựng dọc sông Hồng đoạn từ đô thị thành phố Lào Cai đến đô thị Phố Lu, Quy hoạch chung xây dựng dọc sông Hồng kết nối đô thị Phố Lu với đô thị Bảo Hà - Tân An, quy hoạch chung đô thị Bảo Nhai (huyện Bắc Hà); các quy hoạch phân khu xây dựng thuộc khu vực trung tâm thị xã Sa Pa (5 phân khu)... Cùng với đó, hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm; nhiều dự án được tập trung đầu tư, như đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa, Tỉnh lộ 156 đoạn Kim Thành - Ngòi Phát, Đường kết nối từ đường Vạn Hòa - Yên Bái đến Tỉnh lộ154, Tỉnh lộ 154 đoạn thị trấn Mường Khương - Lùng Khấu Nhin, Tỉnh lộ 160 đoạn Bảo Nhai - Cốc Lầu; Tháp Kim Thành...

z5017139782323-ecc42fc8bf8bc103345d65acd850104a-5760.jpg

Mặc dù đạt những kết quả như vậy nhưng cũng thẳng thắn nhìn nhận và không nên quá lạc quan, bởi tăng trưởng kinh tế đạt thấp (đạt 5,11%, thấp nhất trong nhiều năm qua); còn 4 nhóm chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra; thu ngân sách rất khó khăn, nhất là nguồn thu từ đất và xuất - nhập khẩu; một số đồ án quy hoạch còn chậm; tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng một số dự án, công trình trọng điểm, nhất là công trình giao thông kết nối còn chậm.

Hoạt động thu hút đầu tư, thu hút nguồn lực hạn chế, đạt rất thấp so với mục tiêu nghị quyết đại hội. Hoạt động xuất - nhập khẩu khôi phục chậm, không ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt thấp. Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đạt kết quả chưa như mong muốn.

z5017139809860-8f9f0383ee9404b9b27982019fe96a11-1397.jpg

Từ những hạn chế đó, đòi hỏi Lào Cai cần phải kiến tạo những động lực tăng trưởng kinh tế mới, mở thêm “dư địa”, bởi bước sang năm 2024, Lào Cai đứng trước cơ hội vàng cho phát triển. Đầu tiên phải nói đến sự kiện vô cùng đặc biệt, đó là chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 - 13/12/2023 của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, đồng thời mở ra cơ hội lớn cho Lào Cai - trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc. Trong Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc đã khẳng định: Thúc đẩy kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc, nghiên cứu thúc đẩy xây dựng đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đẩy nhanh việc thúc đẩy kết nối xây dựng cơ sở hạ tầng biên giới, trong đó có xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc). Đặc biệt, trong 36 văn kiện thỏa thuận hợp tác đã được các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương ký kết trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, có 2 văn bản rất quan trọng với Lào Cai, đó là Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc cùng xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng khu vực biên giới Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam - Bá Sái, Vân Nam, Trung Quốc; Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc đơn giản hóa thủ tục xuất - nhập cảnh cho nhân viên, phương tiện giao thông vận tải, thiết bị thi công và vật liệu xây dựng qua cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu để cùng xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát, Việt Nam - Bá Sái, Trung Quốc.

Cùng với đó, tình hình kinh tế - xã hội và kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, các cân đối lớn của Nhà nước được bảo đảm. Một số cơ chế, chính sách của Trung ương được ban hành tiếp tục tháo gỡ khó khăn, rào cản cho sự phát triển nền kinh tế. Các nghị quyết chuyên đề, kết luận của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cơ bản đầy đủ các lĩnh vực là những định hướng lớn, toàn diện nhưng cụ thể cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu. Các quy hoạch quan trọng của tỉnh được phê duyệt, các dự án trọng điểm được hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng và nhiều dự án lớn sẽ được triển khai trong thời gian tới, hạ tầng giao thông cơ bản đồng bộ từ thành thị đến nông thôn, các cơ chế, chính sách tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển của tỉnh sẽ là thuận lợi, động lực cho thu hút đầu tư, giải quyết việc làm và các mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra…

z5017139827499-dd3317c2e219831e50074c24854cfc73-6688.jpg

Thời cơ đã rõ, tuy nhiên cần có những giải pháp căn cơ, mang tính kiến tạo. Điều này đã được Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai Nghị quyết của Tỉnh ủy và Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đó là không cách nào khác, cần kiến tạo, tìm ra “cái mới” để tạo dư địa phát triển. Sự kiến tạo chính là cần tiếp tục ưu tiên, thúc đẩy mạnh mẽ các giải pháp tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát. Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các lĩnh vực đột phá, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của từng ngành, từng lĩnh vực. Tăng cường ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; tập trung huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Nhận thức rõ cơ hội, chủ động đề ra giải pháp mang tính đột phá, kiến tạo, đó là cơ sở để Lào Cai tự tin đặt ra những mục tiêu lớn trong năm 2024: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trên 10%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 12.800 tỷ đồng; tổng lượng khách du lịch trên 8 triệu lượt; giá trị sản xuất công nghiệp trên 52.200 tỷ đồng; tổng giá trị xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu 4.500 triệu USD…

Với chủ đề “Đoàn kết - kỷ cương - hành động - hiệu quả - phát triển”, với những quyết sách mang tính đột phá, kiến tạo trên cơ sở cơ hội đang đến, Lào Cai tự tin hiện thực hóa các mục tiêu phát triển năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw