Kích thích tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng

Tiêu dùng trong nước đã phục hồi tích cực, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng 7,09% của nền kinh tế năm 2024. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, người dân vẫn tiếp tục xu hướng tiết kiệm chi tiêu.

Với quyết tâm đưa nền kinh tế phục hồi và trở lại đà tăng trưởng cao, năm 2024 vừa qua, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ hướng mạnh vào phát triển thị trường trong nước nhằm đạt tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khoảng 9%. Nhiệm vụ này đã được hoàn thành trong năm 2024 với kết quả tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm ước đạt hơn 6,39 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2023.

4 yếu tố làm tăng sức cầu

Theo bà Đinh Thúy Phương, Vụ trưởng Thống kê thương mại và dịch vụ, Tổng cục Thống kê, có 4 yếu tố dẫn đến kết quả tích cực nêu trên. Trước hết, đó là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ đối với các bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước; tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành sản xuất, bán lẻ hàng hóa; dịch vụ lưu trú, ăn uống; dịch vụ du lịch lữ hành; dịch vụ vận tải, kho bãi...

Việc tiếp tục giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đối với một số mặt hàng thiết yếu và thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 cũng góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu tiêu dùng. Đáng lưu ý, kim ngạch nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng năm 2024 tăng 20,6% so với năm 2023 cũng phản ánh cầu tiêu dùng trong nước hồi phục tích cực. Ngoài ra, tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường du lịch cũng góp phần quan trọng vào phục hồi cầu tiêu dùng.

Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2024 ước đạt hơn 17,5 triệu lượt khách, tăng 39,5% so với năm 2023, góp phần tác động lan tỏa đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số ngành kinh tế dịch vụ thị trường trong nước, gồm dịch vụ lưu trú, ăn uống; vận tải; bán lẻ hàng hóa và dịch vụ du lịch lữ hành.

Tuy nhiên, bà Đinh Thúy Phương lưu ý, tiêu dùng phục hồi tích cực và đạt mục tiêu đề ra nhưng chưa đạt mức tăng trưởng như kỳ vọng và chưa trở về mức tăng trưởng hai con số như thời kỳ trước đại dịch Covid-19. Đáng lưu ý, trong cấu trúc tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, cơ cấu tiêu dùng của người dân đối với các mặt hàng phục vụ thiết yếu đời sống chiếm tỷ trọng 77%, tăng so với tỷ trọng 75,3% của năm 2019.

Các dịch vụ xã hội khác như lưu trú, ăn uống; du lịch lữ hành, vui chơi, giải trí… đều giảm so với trước đại dịch. Điều này phản ánh người dân có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn và chủ yếu chỉ mua sắm, tiêu dùng ở các nhóm hàng thiết yếu phục vụ đời sống như lương thực, thực phẩm; hàng may mặc; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình; vật phẩm văn hóa, giáo dục... Chi tiêu đối với các dịch vụ xã hội đều giảm so với thời kỳ trước dịch.

Tăng thu nhập cho người lao động

Theo các chuyên gia kinh tế, trong ngắn hạn, tiêu dùng vẫn là một trong những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng tiêu dùng nội địa chưa phục hồi mạnh mẽ như kỳ vọng trong khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2024 tăng trưởng vượt dự báo, thu nhập bình quân tháng của người lao động cũng tăng 8,6% là vấn đề rất đáng lưu ý trong điều hành năm 2025.

Trong ngắn hạn, tiêu dùng vẫn là một trong những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Thống kê tại một hội thảo gần đây cho biết: Tiêu dùng cuối cùng chiếm khoảng hai phần ba GDP của toàn nền kinh tế, do đó, tiêu dùng cuối cùng vẫn là động lực tăng trưởng rất quan trọng. Chính phủ cần có các giải pháp kích thích động lực tiêu dùng cuối cùng thông qua các giải pháp đem lại thu nhập cho người lao động, bảo đảm tất cả người lao động đều có thu nhập và tăng thu nhập của các hộ gia đình. Đặc biệt, cần có giải pháp hỗ trợ để người lao động sẵn sàng tìm kiếm việc làm, nhất là việc làm ở khu vực chính thức.

Từ con số tăng trưởng ấn tượng của kim ngạch nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng năm 2024 và xu hướng du lịch nước ngoài của người dân, Tiến sĩ Nguyễn Bích Lâm cho rằng, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cần nghiên cứu sản xuất, cung ứng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ở trong nước bảo đảm về chất lượng và cạnh tranh về giá cả để thu hút tiêu dùng hàng Việt và thúc đẩy du lịch trong nước, đóng góp mạnh mẽ hơn cho tăng trưởng.

Vì tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu và nhập khẩu dịch vụ vô hình trung sẽ làm GDP giảm. Năm 2024, cả nước gần đạt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế và chỉ có khoảng 5,3 triệu lượt người Việt đi du lịch nước ngoài. Tuy nhiên cả nước vẫn nhập siêu khoảng 380 triệu USD dịch vụ du lịch do chi tiêu của người Việt du lịch nước ngoài lớn hơn doanh thu từ khách du lịch quốc tế.

Lĩnh vực đóng góp đáng kể vào tổng mức tiêu dùng trong nước và có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới là thương mại điện tử. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 vượt mốc 25 tỷ USD, tăng trưởng 20% so với năm 2023 và chiếm 9% tổng mức hàng hóa tiêu dùng. Theo ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ, duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử khoảng 20% trong 5 năm tiếp theo là cần thiết để thúc đẩy GDP đạt mức tăng trưởng hai con số.

Nhằm kích cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam trong thời gian tới, Tổng cục Thống kê kiến nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách giảm tới mức thấp nhất tác động tăng giá hàng hóa từ việc tăng lương cơ sở; duy trì ổn định nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân dịp Tết Nguyên đán; đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động kích cầu tiêu dùng trong nước, nhất là các chương trình kết nối cung, cầu trên nền tảng số; bên cạnh đó, xúc tiến hoạt động du lịch, thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, ưu tiên đối với các địa phương có lợi thế phát triển du lịch.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 64/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hàng chục khoản phí, lệ phí sẽ được miễn, giảm 50% để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân từ hôm nay 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 8% theo quy định tại Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc kể từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Mô hình liên kết trồng hoa hồng ở xã Nậm Khắt - xã NTM đầu tiên của huyện Mù Cang Chải mang lại nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Khơi dòng phát triển

Tròn 80 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã dẫn dắt nhân dân các dân tộc vượt qua bao thăng trầm lịch sử, từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn vươn lên mạnh mẽ, tự tin hội nhập.
Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Yên Bái: Yên Bái: Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú (thành phố Yên Bái), UBND tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình đường nối đường Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình Đường nối Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 – 30/6/2025).
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Sáng 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Anh quốc hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; kêu gọi Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam, đưa cả kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.

fb yt zl tw