Khung kiến thức, kỹ năng số cơ bản ưu tiên phổ cập AI cho người dùng

Theo Bộ KH&CN, trí tuệ nhân tạo - AI được xem là một trọng tâm của kỹ năng số trong thời đại mới, vì vậy khung kiến thức, kỹ năng số chú trọng tích hợp các kỹ năng sử dụng và thích ứng với AI.

3.jpg
(Ảnh minh họa)

Cụ thể hóa chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phong trào “Bình dân học vụ số” đã được phát động trên toàn quốc.

Việc triển khai sâu rộng phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ giúp phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng số cho người dân với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số. Mọi người dân đều được trang bị kiến thức, kỹ năng số cần thiết để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày nhằm nắm bắt, tận dụng, khai thác, thụ hưởng những thành quả của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mang lại.

1.jpg
Khung kiến thức, kỹ năng số cơ bản là tài liệu tham chiếu để các cơ quan, đơn vị phát triển, ban hành học liệu để đào tạo, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng số cơ bản cho các nhóm đối tượng. (Ảnh minh họa)

Hiện thực hóa nhiệm vụ được giao, Bộ KH&CN mới đây đã ban hành “Khung kiến thức, kỹ năng số cơ bản (phiên bản 1.0)” cùng “Hướng dẫn đánh giá, xác nhận hoàn thành mức độ phổ cập kỹ năng số”.

Đây là những tài liệu hướng dẫn được áp dụng với các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ KH&CN cũng như những đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” để triển khai: Xây dựng chương trình, biên soạn, phát hành tài liệu, bài giảng cho từng chương trình phổ cập kiến thức, kỹ năng số; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số cho người dân; đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu của phong trào.

Trong “Khung kiến thức, kỹ năng số cơ bản (phiên bản 1.0)” mới được ban hành, bên cạnh nhóm nhận thức số gồm nhận thức về chuyển đổi số, công nghệ số và trí tuệ nhân tạo - AI, Bộ KH&CN cũng hướng dẫn rõ các kỹ năng số cơ bản gồm 23 kỹ năng thành phần được phân thành 6 nhóm kỹ năng: Sử dụng thiết bị, khai thác dữ liệu và thông tin, giao tiếp và hợp tác trong môi trường số, sáng tạo nội dung số, đảm bảo an toàn, giải quyết vấn đề.

Để thuận tiện cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, Bộ KH&CN đã quy định rõ khung kỹ năng số cơ bản cũng như hướng dẫn đánh giá, xác nhận hoàn thành mức độ phổ cập kỹ năng số theo 4 nhóm đối tượng chính gồm: Người dân; học sinh, sinh viên; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước; người lao động trong các doanh nghiệp.

Theo Bộ KH&CN, “Khung nhận thức và kỹ năng số cơ bản (phiên bản 1.)” là tài liệu tham chiếu để các cơ quan, đơn vị phát triển, ban hành các tài liệu đào tạo, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng số cơ bản; đảm bảo tính thống nhất, tập trung trong việc huy động nguồn lực xã hội để nâng cao khả năng tiếp cận và phổ cập kỹ năng số, phổ cập AI cho người dân.

Việc ban hành khung kiến thức, kỹ năng số cũng nhằm tạo điều kiện cho người dân tự học. Theo đó, khung kỹ năng số cung cấp cách tiếp cận thống nhất, toàn diện để người dân có thể tự học, tự phát triển kỹ năng số theo nhu cầu cá nhân, nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động hiện đại, tăng cơ hội tiếp cận việc làm.

Đồng thời, khuyến khích xây dựng một xã hội học tập suốt đời, trong đó người dân chủ động nâng cao kiến thức và kỹ năng số, góp phần tạo nên một cộng đồng năng động, sáng tạo và thích ứng với sự phát triển công nghệ; thúc đẩy sự tham gia bình đẳng, có trách nhiệm của mọi người dân vào xã hội số.

2.jpg
Bộ KH&CN nhận định, sự kết hợp giữa kỹ năng số và năng lực AI sẽ là nền tảng thiết yếu, thúc đẩy thành công cá nhân và tập thể trong xã hội số tương lai. (Ảnh minh họa)

Về nguyên tắc xây dựng khung kỹ năng số cơ bản, Bộ KH&CN cho hay, đáp ứng mục tiêu của phong trào “Bình dân học vụ số”, các kỹ năng được thiết kế phục vụ nhu cầu thực tế trong công việc, học tập và đời sống hàng ngày, đảm bảo mọi người dân có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ số một cách hiệu quả.

Đáng chú ý, bên cạnh việc đảm bảo tương thích với các khung kỹ năng số quốc tế và có sự kế thừa, hài hòa với các khung kỹ năng hiện có, “Khung nhận thức và kỹ năng số cơ bản (phiên bản 1.)” còn ưu tiên phổ cập AI.

Bộ KH&CN phân tích, trong bối cảnh cách mạng công nghệ phát triển mạnh mẽ, kỹ năng ứng dụng AI ngày càng trở thành một phần không thể tách rời của kỹ năng số trong thời đại số. Sự kết hợp giữa kỹ năng số và năng lực AI sẽ là nền tảng thiết yếu, thúc đẩy thành công cá nhân và tập thể trong xã hội số tương lai.

“Trí tuệ nhân tạo được xem là một trong những trọng tâm của kỹ năng số trong thời đại mới, vì vậy khung kỹ năng số chú trọng tích hợp các kỹ năng về nhận thức, sử dụng và thích ứng với AI trong tất cả các lĩnh vực”, Bộ KH&CN nêu rõ.

Cũng nằm trong kế hoạch triển khai phong trào "Bình dân học vụ số", hồi cuối tháng 4/2025, Bộ KH&CN đã phê duyệt 2 nền tảng MobiEdu của MobiFone và OneTouch của VTC là các nền tảng đào tạo trực tuyến mở đại trà, cung cấp miễn phí kiến thức kỹ năng số, công nghệ số cơ bản cho người dân, cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp và học sinh, sinh viên.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Báo chí Việt Nam và thế giới đang trải qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có về phương thức, cách thức làm nghề. Công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.

fb yt zl tw