Không thể để xuất hiện tâm lý “đi ngược”

Không thể để xuất hiện tâm lý “đi ngược” ảnh 1

LCĐT - “Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, tránh tư tưởng thỏa mãn, tự bằng lòng” là quan điểm xuyên suốt trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh nhiều năm qua.

Qua hơn 12 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 62/127 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 4 xã được công nhận xã NTM nâng cao; thành phố Lào Cai được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; huyện Bảo Thắng được công nhận đạt chuẩn huyện NTM. Toàn tỉnh công nhận được 237 thôn kiểu mẫu, 177 thôn NTM.

Đây là kết quả quan trọng, thể hiện quyết tâm, nỗ lực của các địa phương trong nhiều năm qua. Những kết quả đạt được là nền tảng, động lực để công cuộc xây dựng NTM ở Lào Cai bước vào giai đoạn mới với các tiêu chí cao hơn. Tuy nhiên, những thành tựu này khiến ít nhiều địa phương có sự chùng xuống, nảy sinh tâm lý tự thỏa mãn, bằng lòng với những kết quả đã đạt được mà thiếu đi sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu cao hơn.

Mới đây, tại Hội nghị "triển khai kế hoạch thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; việc phát triển kinh tế - xã hội tại 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao" do tỉnh tổ chức, Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong đã thẳng thắn đánh giá, chỉ ra một số khó khăn, hạn chế trong triển khai các chương trình, trong đó có Chương trình MTQG xây dựng NTM. Cụ thể, nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa nắm bắt, chưa thuộc hết nguyên tắc, tiêu chí, trình tự nên khi triển khai còn lúng túng; sự chùng xuống, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám làm, không muốn làm ở một số địa phương, đơn vị; trình độ sản xuất của người dân còn hạn chế, một số người dân vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước... khiến việc triển khai chương trình chưa thực sự hiệu quả.

So với giai đoạn trước, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM và Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn cả về số lượng và yêu cầu cụ thể đối với từng chỉ tiêu. Do đó, việc duy trì mức độ đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021 - 2025 gặp nhiều khó khăn, nhiều xã đạt chuẩn NTM giai đoạn trước, một số chỉ tiêu mới chỉ “chạm ngưỡng” đạt chuẩn NTM nên việc duy trì, nâng cao được mức độ đạt chuẩn là rất khó khăn. Do vậy, có nhiều địa phương xảy ra hiện tượng “tụt hạng” các tiêu chí so với bộ tiêu chí giai đoạn mới.

Không thể để xuất hiện tâm lý “đi ngược” ảnh 2

Việc “tụt hạng” các tiêu chí trong xây dựng NTM của các địa phương được đánh giá là khách quan, bởi hệ thống tiêu chí của giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước nhưng cũng phản ánh thực tế quá trình xây dựng NTM ở các địa phương chưa bắt kịp với sự phát triển và yêu cầu của thực tế. Bên cạnh đó, hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 kéo theo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giảm sâu cũng khiến việc xây dựng NTM ở các địa phương chưa đạt kết quả như mong đợi. Điều này dẫn đến nguy cơ buộc phải thu hồi các quyết định công nhận đạt chuẩn NTM và NTM nâng cao đối với các xã không còn đạt chuẩn.

Theo quy định mới của tỉnh, nếu địa phương nào không đảm bảo chất lượng các tiêu chí sẽ thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM từ ngày 1/8/2024. Điều này đặt ra áp lực lớn, buộc các địa phương phải triển khai giải pháp duy trì và nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn, đặc biệt là với các xã đã đạt chuẩn NTM giai đoạn trước. Tuy nhiên, chính áp lực về việc thu hồi các quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao khiến một số nơi nảy sinh tâm lý “muốn quay trở lại” thời kỳ chưa đạt chuẩn NTM để được Nhà nước đầu tư nhằm thụ hưởng các chính sách ưu đãi. Tâm lý này “đi ngược” với chủ trương và các mục tiêu mà cả hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai đã nỗ lực, phấn đấu trong hơn 12 năm qua.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh cho rằng, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, huy động cả hệ thống chính trị, xã hội và người dân để duy trì, nâng cao chất lượng các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM và NTM nâng cao.

Không thể để xuất hiện tâm lý “đi ngược” ảnh 3
Các địa phương cần tiếp tục quyết tâm cao trong xây dựng nông thôn mới.

Giai đoạn 2023 - 2025, ngân sách tỉnh không hỗ trợ để duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí NTM. Vì vậy, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương là phải chủ động huy động các nguồn lực hợp pháp khác và huy động nội lực từ cộng đồng dân cư, người dân để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí và xây dựng xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu theo kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025. Trong trường hợp các xã bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM cũng không được hưởng các chế độ, chính sách của xã khu vực II, khu vực III theo Quyết định số 861 ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Đó là quan điểm, chủ trương rất rõ ràng của tỉnh, đòi hỏi mỗi ngành, địa phương và chính người dân phải quyết tâm, nỗ lực cao hơn, không chỉ là trách nhiệm chính trị mà còn là sự tự trọng, không phải “ngủ quên”, “say sưa” với những thành quả đạt được, để khi “tỉnh giấc” thì đã quá muộn, bởi xây dựng nông thôn mới không có điểm kết thúc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

fb yt zl tw