Khôi phục sản xuất ngành trồng trọt

Bão, lũ ở các địa phương phía bắc vừa qua khiến ngành nông nghiệp nước ta thiệt hại rất lớn, trong đó riêng lĩnh vực trồng trọt hơn 4.000 tỷ đồng. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương cũng như bà con nông dân đang nỗ lực khôi phục sản xuất. Nhiều giải pháp được đưa ra như: Tiêu thoát nước ở những diện tích bị ngập; bảo đảm lượng giống để khôi phục sản xuất; ưu tiên gieo trồng những loại rau ăn lá ngắn ngày đáp ứng nhu cầu tiêu dùng…

Người dân xã Văn Xá, huyện Kim Bảng (Hà Nam) thu hoạch lúa sau bão.
Người dân xã Văn Xá, huyện Kim Bảng (Hà Nam) thu hoạch lúa sau bão.

Đồng hành cùng nông dân

Phó Cục trưởng Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Thị Thu Hương cho biết: Ðến sáng 18/9, do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa, lũ đã làm hơn 300.000 ha cây trồng bị thiệt hại; trong đó, diện tích lúa bị ảnh hưởng là 200.000 ha, rau màu 51.000 ha và 61.000 ha cây ăn quả, cây công nghiệp…”.

Theo Cục Thủy lợi, các hệ thống thủy lợi liên tỉnh Bắc Ðuống, Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà, Sông Nhuệ đang vận hành tối đa trong khả năng các công trình đầu mối tiêu thoát nước ra sông. Ðến sáng ngày 18/9, các địa phương và công ty thủy lợi khu vực Bắc Bộ đã vận hành 428 trạm bơm với 1.800 máy bơm và mở 122 cống để tiêu nước.

Mặc dù vậy, việc phòng, chống úng còn gặp khó khăn do mất điện và lũ sông ngoài cao ảnh hưởng đến khả năng vận hành; nhiều công trình phải dừng vận hành dài ngày như: Các công trình dọc sông Cầu của hệ thống thủy lợi Bắc Ðuống; dọc sông Ðáy, sông Hồng của hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà, Sông Nhuệ.

Theo Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung: “Bão, lũ ước tính thiệt hại trong lĩnh vực trồng trọt hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó lúa khoảng 3.000 tỷ đồng; rau màu, cây ăn quả… khoảng 1.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là con số ước tính đến thời điểm hiện tại, các địa phương đang tiếp tục thống kê, rà soát để có những số liệu cụ thể.

Ðể hạn chế thiệt hại do bão, lũ gây ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản hướng dẫn các địa phương phục hồi sản xuất sau bão, nhất là hoàn lưu sau bão. Trên cơ sở đó, tất cả những lĩnh vực trong ngành nông nghiệp đều có những hướng dẫn cụ thể để các địa phương và nhân dân khắc phục những diện tích cây trồng bị ngập, úng có thể hồi phục được; chủ động bơm tiêu úng đối với những diện tích cây trồng bị ngập với phương châm giúp người dân mau chóng phục hồi sản xuất, ổn định đời sống… Bên cạnh đó, Bộ đã đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng giảm lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ… giúp nhân dân phục hồi sản xuất”.

Ðể đồng hành cùng các địa phương và bà con nông dân, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang chung tay, góp sức hỗ trợ để khôi phục sản xuất. Ðến sáng ngày 18/9, có nhiều doanh nghiệp, hiệp hội… thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủng hộ cây giống, phân bón, vật tư nông nghiệp… cùng tiền mặt giúp các địa phương và bà con nông dân phục hồi sản xuất với trị giá 15,2 tỷ đồng.

Bà Phạm Thị Vượng, đại diện Tập đoàn Quế Lâm cho biết: “Bão, lũ vừa qua, các mô hình trồng trọt theo tiêu chuẩn hữu cơ giữa tập đoàn và nông dân như: Lúa, cam, bưởi, ngô... nhiều nơi bị ngập. Một số nơi, khi nước rút, thóc bị mọc mầm hoặc mất trắng, cây ăn quả có nơi rụng từ 70 đến 80%, ngô đổ rạp. Ðể giúp nhân dân, thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tập đoàn hỗ trợ 100 tấn phân bón hữu cơ để phục vụ khôi phục sản xuất”.

Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed Trần Mạnh Báo cũng chia sẻ: “Nhằm giúp nhân dân phục hồi sản xuất, công ty sẽ hỗ trợ 30 tấn giống ngô, 20 tấn giống lúa. Trên cơ sở đó, công ty sẽ phân bổ theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và giao trực tiếp để bảo đảm đúng giống cho địa phương có nhu cầu”.

Bảo đảm nguồn giống phục vụ sản xuất

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, hiện nay nhu cầu hạt giống và cây trồng để phục hồi, khôi phục sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt là rất lớn. Trong đó, với cây lúa cần 15 nghìn tấn giống để sản xuất vụ đông xuân 2024-2025; rau các loại cần 112,5 tấn và hơn 1.000 tấn giống ngô. Tuy nhiên, lượng giống trong kho dự trữ quốc gia đối với giống lúa chỉ còn hơn 4.100 tấn; hạt giống rau còn 0,25 tấn, giống ngô còn 257,4 tấn.

Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Hoàng Trung cho rằng: “Với sự chung tay của các doanh nghiệp, cộng với các nguồn lực khác và những chính sách hỗ trợ, chúng tôi tin tưởng số lượng giống để nhân dân khôi phục sản xuất sẽ bảo đảm. Theo đánh giá lúa giống hiện nay thiếu nhiều nhưng là phục vụ cho sản xuất vụ đông xuân 2024-2025 cho nên còn thời gian để bảo đảm nguồn cung ứng”.

Nhằm chia sẻ bớt khó khăn với người nông dân, góp phần khắc phục hậu quả bão, lũ gây ra, bảo đảm kế hoạch sản xuất trồng trọt cho các địa phương phía bắc, Cục Trồng trọt cũng có văn bản đề nghị các hội, hiệp hội, doanh nghiệp… sản xuất, kinh doanh giống cây trồng xem xét, chủ động hỗ trợ giống cây trồng cho bà con nông dân tại các địa phương bị ảnh hưởng lớn của mưa, bão, lũ; không nâng giá bán giống cây trồng; chủ động phương án sản xuất, kinh doanh bảo đảm đầy đủ số lượng, chất lượng giống cây trồng như: Lúa, ngô, rau màu, cây ăn quả... nhằm cung ứng kịp thời cho sản xuất.

“Sau bão số 3, lĩnh vực trồng trọt thiệt hại nhiều; vì vậy các địa phương cần đánh giá, phân loại những thiệt hại cụ thể. Cục cũng đề nghị các địa phương với những diện tích trồng rau, màu không khôi phục được cần dọn dẹp vệ sinh, chuẩn bị lượng giống để gieo trồng ngay; ưu tiên các giống cây rau, màu ngắn ngày chu kỳ 25 đến 30 ngày bảo đảm cung cấp cho thị trường để giúp nhân dân có nguồn thu nhập ổn định cuộc sống; đối với những diện tích lúa còn khôi phục được cần khẩn trương tiêu thoát nước cứu lúa; những diện tích mất trắng dọn dẹp vệ sinh để trồng cây vụ đông sớm.

Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Trồng trọt

Ngoài ra, những diện tích cây ăn quả bị nghiêng, đổ bà con nông dân cần chống dựng, bón phân… để cây hồi phục, phát triển. Dự kiến, trong sản xuất vụ đông năm 2024 ở các địa phương phía bắc, diện tích sẽ được mở rộng thêm để bảo đảm nguồn rau, củ, quả cho người tiêu dùng.

Bão, lũ vừa qua cũng gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích cây có múi và chuối. Hai loại quả này vào dịp Tết Nguyên đán có nhu cầu nhiều, trong khi việc trồng mới để có quả phục vụ không kịp; vì vậy, Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương có diện tích bị ảnh hưởng cần khôi phục, chăm sóc tối đa để có sản lượng tốt cho những nơi bị thiệt hại nặng.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu từ lâu đã quen với những định danh như "vùng cao đặc biệt khó khăn". Thế nhưng, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trên những sườn núi, không phải bằng những dự án hoành tráng, mà bắt nguồn từ chính mảnh đất, từ việc đánh thức giá trị của những cây trồng bản địa.

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Trên những mảnh nương, đồi trồng ngô, lúa bạc màu một thời, anh Lý Phụ Chìu ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã tìm ra hướng đi mới, phủ xanh đất cằn bằng mô hình trồng cây cảnh đem lại hiệu quả cao. Không chỉ là người tiên phong, anh còn truyền cảm hứng thay đổi tư duy phát triển kinh tế ở thôn.

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Không chờ đợi nguồn lực từ cấp trên, nhiều hộ dân ở huyện Bảo Yên đã chủ động hiến đất, góp tiền, góp công làm đường giao thông nông thôn. Những tuyến đường bê tông sạch đẹp không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn, mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững.

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Bản Sinh như một thung lũng thu nhỏ nằm cách trung tâm xã Lùng Vai, huyện Mường Khương khoảng 3 km. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm chỉ lao động, đồng bào các dân tộc ở bản Sinh có được cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ nông thôn mới năm 2025.

Xuân Thượng: Hành trình vượt nghèo và những đổi thay bền vững

Xuân Thượng: Hành trình vượt nghèo và những đổi thay bền vững

Từng là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo khá cao nhưng với quyết tâm và sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, xã Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) đã có những bước chuyển mình ngoạn mục. Từ con số 214 hộ nghèo vào năm 2021, chiếm hơn 21% tổng số hộ, đến nay xã chỉ còn 34 hộ nghèo, tương đương 3,36%. Tỷ lệ giảm nghèo bình quân đạt 17,77% mỗi năm là kết quả ấn tượng, minh chứng rõ nét cho sự bền bỉ và kiên trì trong công tác giảm nghèo tại địa phương.

Bắc Hà mùa quả ngọt

Bắc Hà mùa quả ngọt

Mùa này, mận chín rải rác khắp các xã, từ vùng thấp đến vùng cao. Trong những vườn mận, vườn đào, tiếng nói cười rộn ràng, nông dân đang hối hả, nhanh tay thu hoạch quả chín. Những quả đào hồng rực, quả mận tím đỏ lúc lỉu trong tán lá xanh mướt... mới thấy sự trù phú mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Từ trung tâm thị trấn Bắc Hà đến các xã Na Hối, Bản Phố, Thải Giàng Phố… đều đã bắt đầu vào vụ thu hoạch mận. Năm nay được mùa nên cây mận nào cũng sai quả.

Nâng cao chất lượng và tính bền vững của các chương trình mục tiêu quốc gia

Nâng cao chất lượng và tính bền vững của các chương trình mục tiêu quốc gia

Tại hội nghị tổng kết thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 diễn ra chiều 9/6, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, cách làm hay trong triển khai hiệu quả các chương trình tại địa phương, trong đó nhấn mạnh phải phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.

Đất đồi cho quả ngọt

Đất đồi cho quả ngọt

Trên những triền đất đồi dốc trước kia chỉ trồng ngô, sắn, đậu tương…, nhiều hộ dân vùng cao huyện Bát Xát đã đưa cây lê VH6 - giống cây ăn quả ôn đới hợp khí hậu, hợp thổ nhưỡng về trồng. Sự mạnh dạn chuyển đổi đã “đánh thức” tiềm năng đất đồi, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa và cho những mùa quả ngọt.

Cơ hội và thách thức của tín dụng xanh

Cơ hội và thách thức của tín dụng xanh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, việc phát triển tín dụng xanh không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là đòi hỏi cấp bách đối với Việt Nam. Ngành ngân hàng, với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn về tài chính xanh.

fb yt zl tw