Khởi nghiệp từ niềm đam mê

Với đôi tay khéo léo cùng quyết tâm, anh Lê Mạnh Hùng (xã Bản Vược, huyện Bát Xát) đã phát triển nghề thiết kế nội thất để khởi nghiệp.

Về xã vùng cao, biên giới Bản Vược những ngày đầu đông, không khí làm việc tất bật ở xưởng sản xuất nội thất Mạnh Hùng như xua tan cái lạnh đột ngột của thời tiết. Những người thợ mồ hôi ướt đẫm, khắp người toàn bụi bặm vì vụn gỗ nhưng ai cũng vui vẻ, bởi những tháng cuối năm là chính vụ làm ăn, là mùa “hái ra tiền”.

Thấy khách đến, anh Lê Mạnh Hùng (33 tuổi, chủ xưởng nội thất) tạm dừng công việc, pha trà mời chúng tôi. Anh tâm sự: Năm 4 tuổi, anh mồ côi cha, công việc mưu sinh từ đó đổ dồn hết lên vai mẹ anh. Vắng bóng người đàn ông trong gia đình nên từ nhỏ anh đã phải tập làm hết công việc như sửa ghế, tháo lắp điện, xây chuồng trại… Từ chỗ tự mày mò sửa chữa đồ dùng cho gia đình, anh đã nhen lên ngọn lửa đam mê với nghề kỹ thuật lúc nào không hay.

Mỗi khi sửa được cái gì là trong người thấy phấn khởi lắm. Càng làm càng thấy thích. Nhiều khi trong nhà không còn gì hỏng, tôi tự mày mò đóng thêm đồ đạc trong gia đình

Anh Lê Mạnh Hùng, xã Bản Vược, huyện Bát Xát

Lớn lên, anh Hùng may mắn đỗ vào trường Đại học Xây dựng. Ra trường, anh xin vào làm cho Tập đoàn Mường Thanh. Tại đây, anh bôn ba khắp cả nước và được tham gia kỹ thuật tại các công trình lớn của tập đoàn. Năm 2015, anh quyết định trở về quê hương lập nghiệp.

345.jpg

Do chưa có vốn nên anh tiếp tục đi làm công nhân. Đến năm 2018, anh bắt tay vào khởi nghiệp. Ban đầu, anh chỉ mở cửa tiệm nhỏ về nội thất và kinh doanh theo mô hình “nhập vào - bán ra”. Do cũng có những cơ sở kinh doanh theo mô hình như anh nên việc cạnh tranh về giá là không tránh khỏi. Vì vậy, việc kinh doanh của anh rất “nhỏ giọt”, chỉ bằng đi làm thuê.

Anh Hùng tâm sự: "Thời gian đầu lập nghiệp, tôi gặp không ít khó khăn. Thế rồi tôi suy nghĩ và tự hỏi bản thân thực sự muốn làm gì. Khi nhìn vào đôi tay, tôi mới giật mình khi đã phí hoài niềm đam mê suốt nhiều năm qua. Vậy tại sao không dùng chính đôi tay này để tạo ra sự khác biệt?".

Nghĩ là làm, anh Hùng dốc hết số tiền tiết kiệm được xây xưởng thiết kế nội thất. Tuy nhiên, thời gian đầu, khách hàng chưa tìm đến nhiều do xưởng còn mới, uy tín chưa được khẳng định. Không nản chí, anh nắm bắt từng cơ hội dù là nhỏ nhất. Anh tỉ mỉ gia công, hoàn thiện từng sản phẩm. Có những lúc đã làm xong nhưng kiểm tra lại thấy có lỗi nhỏ, anh bỏ đi để làm lại. Dần dần, sản phẩm của anh đã thuyết phục được những khách hàng khó tính, uy tín từ đó tăng lên và họ truyền tai nhau, tìm đến xưởng đặt hàng ngày càng nhiều. Sau hơn 2 năm, giờ đây xưởng nội thất Mạnh Hùng trở thành nơi “chọn mặt gửi vàng” của khoảng 80% khách hàng tại địa phương. Ngoài ra, nhiều khách hàng trong tỉnh cũng tìm đến xưởng đặt hàng. Nhờ vậy, nguồn thu nhập cũng ổn định, mỗi tháng doanh thu đạt khoảng 150 triệu đồng, những tháng cao điểm có thể lên đến 300 triệu đồng.

347.jpg

Theo đuổi nghề kỹ thuật không phải một sớm một chiều sẽ thành công mà cần cả quá trình nỗ lực. Muốn đạt đến đỉnh cao đòi hỏi người thợ phải có nhiệt huyết, đam mê, dấn thân với nghề. Với anh Lê Mạnh Hùng cũng vậy, anh luôn học hỏi, nghiên cứu để mỗi sản phẩm ra đời luôn trọn vẹn. Với anh, việc theo nghề thiết kế nội thất không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giữ gìn, trao truyền cho người có cùng đam mê với nghề. Hiện xưởng của anh Hùng đang tạo việc làm cho 4 nhân công, với thu nhập khoảng 12 - 15 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, anh còn nhận dạy nghề cho 6 thanh niên có cùng đam mê với nghề trong địa phương.

Người ngoài nhìn vào sẽ nghĩ đây là nghề khó theo đuổi, tuy nhiên đây lại là nghề dễ dàng với những ai có đam mê. Bản thân tôi có nghề cũng nhờ đam mê và ham học hỏi. Vì vậy, tôi luôn mong được truyền nghề lại cho thế hệ sau, đặc biệt là những người có tâm huyết, lòng đam mê và năng khiếu. Qua những việc làm này, tôi hy vọng có thể tạo ra niềm cảm hứng khởi nghiệp để quê hương ngày càng phát triển.

Anh Lê Mạnh Hùng, xã Bản Vược, huyện Bát Xát

346.jpg

Ngoài thành công trong khởi nghiệp, anh Hùng hiện còn giữ vai trò là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Bản Vược, đồng thời là Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên xã. Tuy bận rộn với công việc thường ngày nhưng đối với anh Hùng, việc sống với đam mê và đóng góp cho địa phương chính là niềm hạnh phúc và vinh dự lớn lao.

Nhận xét về người đồng nghiệp, anh Vũ Ngọc Công, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Bản Vược cho biết: "Đồng chí Hùng là tấm gương điển hình về nghị lực, quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm. Trong công việc, đồng chí Hùng rất "máu lửa" với các hoạt động truyền cảm hứng khởi nghiệp, hỗ trợ người đi sau để xây dựng cộng đồng khởi nghiệp tại địa phương ngày càng mạnh lên".

Khi câu chuyện khởi nghiệp của anh Hùng gần kết thúc cũng là lúc ấm trà dần cạn. Nhìn đôi tay thô ráp, khô sần của anh Hùng khi cầm ấm rót trà, chúng tôi hiểu những vất vả, cực nhọc của nghề mà anh theo đuổi. Tuy nhiên, bằng niềm đam mê, từ công nhân kỹ thuật, anh đã nuôi dưỡng thành công ước mơ khởi nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương vùng cao, biên giới này.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

fb yt zl tw