Khoảng trống nhân lực trong lĩnh vực y tế dự phòng, cấp thiết nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực

Đội ngũ bác sĩ y học dự phòng, bác sỹ làm công tác dự phòng đối với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân rất quan trọng. Tuy nhiên hiện nay nhân lực trong lĩnh vực y tế dự phòng vẫn còn khoảng trống và công tác đào tạo nhân lực cần được đổi mới.

Hiện nay cả nước có 32 trường đào tạo bác sĩ, trong đó có 10 trường đào tạo bác sĩ y học dự phòng. Thực tế đã khẳng định vai trò của nhân lực y tế dự phòng, nòng cốt là đội ngũ bác sĩ y học dự phòng, bác sĩ làm công tác dự phòng đối với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Những năm qua, lĩnh vực y tế dự phòng đã có nhiều kết quả đáng mừng. Việt Nam đã khống chế thành công nhiều dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi, như: dịch SARS năm 2003, dịch Cúm A/H5N1, H1N1 năm 2009... và đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID-19. Ngoài ra, ngành y tế dự phòng cũng đã thanh toán bệnh đậu mùa, bại liệt; giảm mắc hàng trăm đến hàng nghìn lần các bệnh truyền nhiễm có vắc-xin; duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt >90%...

Có được thành tích lớn lao trong công tác phòng chống dịch nói riêng và các lĩnh vực dự phòng bệnh nói chung, chúng ta không thể quên công tác đào tạo nhân lực khối y tế dự phòng. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, tổng số cán bộ làm công tác y tế dự phòng từ trung ương đến tuyến huyện đáp ứng 42% nhu cầu nhân lực cần có.

Số nhân lực y tế thiếu hụt là khoảng 23.800 người, trong đó bác sĩ y học dự phòng thiếu 8.075 người, cử nhân y tế công cộng thiếu 3.993 người... Nguồn nhân lực hiện có thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao, hầu hết bác sĩ của hệ dự phòng đều từ hệ điều trị chuyển sang, thiếu những người được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành về y tế dự phòng.

Nhân lực y tế dự phòng còn thiếu hụt.

Tại Hội thảo về công tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực bác sĩ y học dự phòng do Bộ Y tế tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y Tế đã phát biểu rằng, công tác đào tạo, sử dụng nhân lực y tế, đặc biệt là bác sĩ y học dự phòng vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Cụ thể như chưa xác định rõ vai trò, vị trí việc làm; chế độ chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ còn thấp so với lĩnh vực khám, chữa bệnh; điều kiện làm việc còn khó khăn... Vì vậy làm cho số sinh viên học bác sĩ y học dự phòng và chọn làm việc trong lĩnh vực y tế dự phòng có xu hướng giảm liên tục các năm qua.

Những năm qua, quy mô tuyển sinh và đào tạo bác sĩ y học dự phòng còn thấp. Năm 2022, lượng bác sĩ y học dự phòng tốt nghiệp chỉ chiếm 5% trên tổng số bác sĩ tốt nghiệp. Bác sĩ y học dự phòng sau tốt nghiệp chủ yếu làm việc tại các cơ sở công lập. Riêng bác sĩ y học dự phòng tốt nghiệp tại Trường đại học Y Hà Nội, tỷ lệ làm việc ở công ty nước ngoài, cơ sở ngoài công lập chiếm hơn 50%.

Thống kê năm 2021, cả nước có khoảng hơn 3,2 ngàn bác sĩ y học dự phòng, công tác chủ yếu tại tuyến huyện, tỉnh; phân bố nhiều ở khu vực đồng bằng sông Hồng (24,7%), Bắc Trung bộ - Duyên hải miền Trung (31,5%) và ít ở khu vực Tây nguyên (2,3%).

Đào tạo đổi mới, thu hút nhân lực

Hàng năm một số lượng lớn nhân lực y tế dự phòng được đào tạo, tốt nghiệp, tuy nhiên số lượng nhân lực cán bộ làm trong lĩnh vực này chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực ở cả trung ương và địa phương do một số bác sĩ sau khi tốt nghiệp làm trái ngành nghề đào tạo, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế làm trong lĩnh vực dự phòng còn chưa thỏa đáng với khối lượng và tính chất công việc…

Nguồn nhân lực y tế dự phòng vừa thiếu vừa yếu, nhiều bác sĩ hệ y tế dự phòng từ hệ điều trị chuyển sang, thiếu những người được đào tạo chính quy. Chương trình đào tạo chưa có sự thống nhất, chậm đổi mới. Cơ sở vật chất trang thiết bị cho đào tạo còn thiếu và lạc hậu…

Theo quy định của Chính phủ, hiện không còn bằng bác sĩ y học dự phòng. Dù đào tạo 6 năm lại chưa được quy định văn bằng bác sĩ y học dự phòng trong Nghị định 99/2019/NĐ-CP (tại Điều 15 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP quy định văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù chỉ có bằng: bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học học cổ truyền, bằng dược sĩ). Việc không còn quy định bằng bác sĩ y học dự phòng dẫn đến nguy cơ các sinh viên đang theo học ngành bác sĩ y học dự phòng tại các cơ sở đào tạo từ năm 2020 đến nay sẽ có thể không được cấp bằng sau khi tốt nghiệp.

Mặc dù đã có thông tư quy định bác sĩ y học dự phòng thi cấp chứng chỉ hành nghề "khám chữa bệnh thông thường", tuy nhiên lại chưa có danh mục kỹ thuật và hoạt động chuyên môn cụ thể. Ngoài ra biên chế trạm y tế lại không có bác sĩ y học dự phòng.

Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, trong bối cảnh tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm gia tăng, tình trạng già hóa dân số, Việt Nam cần xây dựng nguồn nhân lực y tế dự phòng phù hợp với nhu cầu xã hội, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao. Điều này đòi hỏi đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, nước ta cần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đào tạo y tế dự phòng bằng cách thu hút người học, vạch rõ lộ trình phát triển nghề nghiệp, cơ hội việc làm sau khi đào tạo xong. Từ đó người học sẽ yên tâm học và phát triển nghề nghiệp. Cùng với đó có chế độ đãi ngộ, nguồn đầu tư thỏa đáng vào nhân lực y tế dự phòng.

suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành đề nghị tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Theo Bộ Y tế, thời gian gần đây, tại một số cơ sở khám chữa bệnh đã liên tiếp xảy ra các vụ việc hành hung nhân viên y tế. Những vụ việc này gây mất trật tự và an toàn trong bệnh viện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình khám chữa bệnh, đe dọa tính mạng, sức khỏe, tinh thần của đội ngũ thầy thuốc và làm giảm sút động lực làm việc, tinh thần tận tụy cống hiến của nhân viên y tế.

Phát huy vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Nhân ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5): Phát huy vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5) năm nay, Hội đồng Điều dưỡng quốc tế (ICN) đưa ra thông điệp: “Điều dưỡng của chúng ta, tương lai của chúng ta. Chăm sóc sức khỏe cho người điều dưỡng cũng là tăng cường hiệu quả về kinh tế”. Thông điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường sức khỏe và hạnh phúc của các điều dưỡng, đồng thời kêu gọi coi trọng, bảo vệ, đầu tư cho điều dưỡng vì một tương lai bền vững cho ngành điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Mặc dù các phương tiện truyền thông đại chúng đã dành nhiều thời lượng tuyên truyền về phòng tránh bệnh sởi, về chiến dịch tiêm vaccine sởi, nhưng vẫn có nhiều phụ huynh “quên” tiêm phòng cho con. Điều đó khó tránh khỏi nhiều bệnh nhi nhập viện với biến chứng nguy hiểm.

Lào Cai có 1 bác sỹ được tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển vọng

Lào Cai có 1 bác sỹ được tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển vọng

Bác sỹ Vàng Seo Sào làm việc tại Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà đã vinh dự được Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tuyên dương là 1 trong 10 "Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển vọng". Đây là phần thưởng cao quý dành cho cá nhân có thành tích xuất sắc, đặc biệt trong chuyển đổi số y tế và tiên phong trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2023 - 2024.

Gia tăng ca bệnh sởi nặng

Gia tăng ca bệnh sởi nặng

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh, từ tháng 7/2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 4.500 ca mắc sởi tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt, trong những tháng gần đây, số ca mắc sởi gia tăng và nhiều ca diễn biến nặng.

Rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu điều trị và chi trả BHYT

Rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu điều trị và chi trả BHYT

Hiện nay, sự hỗ trợ chi trả từ BHYT còn eo hẹp khiến bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo vẫn chưa được khám bệnh với chất lượng dịch vụ cao hơn; chưa được ứng dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại cho chẩn đoán bệnh sớm và chuyên sâu, phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu…

 Địa chỉ tin cậy của người bệnh

Địa chỉ tin cậy của người bệnh

Những năm gần đây, số ca mắc các bệnh lý về vận động, thần kinh, cơ xương khớp trên địa bàn tỉnh Lào Cai có xu hướng gia tăng, không chỉ người cao tuổi mà còn xuất hiện ngày càng nhiều ở nhóm tuổi trẻ hơn. Đáng chú ý, các rối loạn phát triển như phổ tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em cũng trở nên phổ biến hơn.

fb yt zl tw