Khó khăn trong việc nâng cao chất lượng nước sinh hoạt ở nông thôn

LCĐT - Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 839 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Tỷ lệ hộ nông thôn, vùng cao sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96%.

Khó khăn trong việc nâng cao chất lượng nước sinh hoạt ở nông thôn ảnh 1
Kiểm tra hệ thống cung cấp nước sinh hoạt nông thôn.

Ðể nâng cao hơn nữa chất lượng sống của người dân vùng nông thôn, giải quyết triệt để những bệnh lý thông thường do sử dụng nguồn nước chưa đạt chuẩn, ngày 8/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 318 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, trong đó nhấn mạnh và nâng chỉ tiêu tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sạch đạt quy chuẩn. Theo đó, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, tỷ lệ dân được dùng nước sạch ở các xã không thuộc khu vực III tối thiểu là 30% (trong đó từ 10% trở lên cung cấp bởi hệ thống cấp nước tập trung), các xã khu vực III tối thiểu là 20% (trong đó từ 10% trở lên cung cấp bởi hệ thống cấp nước tập trung).

Tuy nhiên, thực tế cho thấy người dân nông thôn, vùng cao trong tỉnh rất khó tiếp cận nước sạch đạt quy chuẩn do không có các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung có hệ thống xử lý nước đạt chuẩn. Thành ra với bộ tiêu chí mới, khu vực nông thôn, vùng cao (kể cả các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới) sẽ không đạt và những xã đang phấn đấu “về đích” nông thôn mới lại càng khó khăn để đạt chuẩn.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu đầu tư các công trình nước sạch tập trung ở nông thôn, vùng cao rất lớn nhưng nguồn lực của Nhà nước có hạn, dẫn đến nhiều công trình đầu tư chậm khai thác, ít hiệu quả, dừng hoạt động do hỏng, gây lãng phí lớn. Bên cạnh đó, đặc thù nhiều vùng nông thôn có địa bàn dân cư thưa, phân tán nên chi phí đầu tư lớn, khó thu hút đầu tư tư nhân.

Khó khăn trong việc nâng cao chất lượng nước sinh hoạt ở nông thôn ảnh 2
Người dân vùng cao được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Ông Phạm Đức Dũng, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh cho biết: Nhằm khắc phục những khó khăn nêu trên, hướng tới đạt tỷ lệ người dân xã nông thôn mới được sử dụng nước sạch, các địa phương cần rà soát, điều chỉnh và cập nhật nội dung cấp nước sạch nông thôn vào quy hoạch nông thôn, bảo đảm cấp nước sinh hoạt nông thôn bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, suy thoái nguồn nước.

Hỗ trợ đầu tư một số mô hình cấp nước sạch tại các vùng đặc thù, vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước. Các địa phương cần sửa chữa, nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước sạch tập trung đã có, trong đó chú trọng nâng cấp công nghệ xử lý chất lượng nước, nâng công suất, mở rộng mạng lưới cấp nước, ổn định nguồn nước khai thác trong điều kiện ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

fb yt zl tw