Khó khăn thực hiện tiêu chí trường học ở Trịnh Tường

LCĐT - Theo lộ trình, cuối năm 2022, xã Trịnh Tường (Bát Xát) sẽ đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, đến thời điểm này, xã vẫn còn 3 tiêu chí chưa đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn, trong đó có tiêu chí trường học.

Cơ sở vật chất trường học chưa đảm bảo

Trường PTDT bán trú Tiểu học Trịnh Tường cách UBND xã chưa đầy 1 km. So với nhiều trường khác trên địa bàn huyện Bát Xát, trường không quá khó khăn về giao thông. Tuy nhiên, điều khiến các thầy, cô giáo nhiều năm qua trăn trở là cơ sở vật chất của trường chưa đồng bộ, thiếu nhiều phòng học, phòng chức năng, nhà ở bán trú cho học sinh.

Trường PTDT bán trú Tiểu học Trịnh Tường còn 6 phòng học tạm.
Trường PTDT bán trú Tiểu học Trịnh Tường còn 6 phòng học tạm.

Thầy giáo Trần Anh Khoa, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Năm học 2021 - 2022, trường có 36 lớp với 798 học sinh, trong đó 375 học sinh bán trú. Điểm trường chính hiện có 23 phòng học, trong đó vẫn còn 6 phòng học tạm; các phòng hiệu bộ, phòng học chức năng còn thiếu. Ngoài ra, trường có 375 học sinh bán trú, nhưng hiện chỉ có 20 phòng ở bán trú cho học sinh, còn thiếu 26 phòng ở bán trú mới đảm bảo 8 học sinh/phòng. Nhà ăn dành cho học sinh bán trú cũng rất chật hẹp, khó khăn khi sắp xếp bữa ăn cho các em. Dự kiến năm học 2022 - 2023, điểm trường chính sẽ tăng 36 học sinh. Vì thế, nhu cầu phòng học, phòng ở cho học sinh càng thêm áp lực. Trường PTDT bán trú Tiểu học Trịnh Tường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2011, dự kiến năm 2022 sẽ công nhận đạt chuẩn lại, nhưng phải xin hoãn vì cơ sở vật chất chưa đảm bảo yêu cầu.

Tương tự, Trường PTDT bán trú THCS Trịnh Tường cũng gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Theo thầy giáo Phạm Văn Học, Hiệu trưởng nhà trường, năm học 2021 - 2022, trường có 15 lớp với 512 học sinh, trong đó 375 học sinh bán trú. Trường sát Tỉnh lộ 156, diện tích mặt bằng hẹp, sân chơi của học sinh quá chật, không đủ quỹ đất để xây thêm phòng học, phòng học bộ môn, nhà đa năng và các công trình khác. Khu phòng ở bán trú của học sinh chỉ có 24 phòng. Nhiều năm qua, các thầy, cô giáo phải tận dụng mái hiên nhà bán trú làm nhà ăn cho học sinh. Đặc biệt, trường ở gần chợ Trịnh Tường, khu bán trú và trường học đối diện nhau qua Tỉnh lộ 156 nên luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông khi học sinh, giáo viên phải thường xuyên di chuyển ngang qua đường.

Cần sớm đầu tư để đạt tiêu chí trường học

Trao đổi với chúng tôi, ông Lầu A Páo, Bí thư Đảng ủy xã Trịnh Tường cho biết: Trên địa bàn xã Trịnh Tường hiện có 3 trường học từ mầm non tới THCS, với hơn 1.400 học sinh. Những năm qua, Đảng ủy, UBND xã rất trăn trở khi các trường gặp nhiều khó khăn do thiếu lớp học, phòng ở bán trú và các điều kiện cần thiết cho dạy và học.

Trường PTDTBT Tiểu học Trịnh Tường cần xây dựng thêm 20 phòng ở bán trú học sinh.
Trường PTDTBT Tiểu học Trịnh Tường cần xây dựng thêm 20 phòng ở bán trú học sinh.

Xã Trịnh Tường phấn đấu “về đích” nông thôn mới vào cuối năm nay, tuy nhiên xã vẫn còn 3 tiêu chí chưa đạt chuẩn là tiêu chí số 5 (trường học), tiêu chí số 10 (thu nhập) và tiêu chí số 19 (quốc phòng và an ninh), trong đó tiêu chí số 5 đang rất khó thực hiện. Hiện nay, trên địa bàn xã chỉ có trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I, còn trường tiểu học, THCS không đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất. Vì thế, xã không đảm bảo tỷ lệ từ 80% trường học các cấp mầm non, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn.

So với những tiêu chí khác thì tiêu chí trường học khó thực hiện vì cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, nhà ở bán trú học sinh và các công trình khác) có kinh phí đầu tư rất lớn, phụ thuộc vào sự đầu tư của Nhà nước. Để thực hiện được tiêu chí trường học, cấp ủy đảng, chính quyền xã Trịnh Tường đã nhiều lần đề nghị huyện Bát Xát và tỉnh đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.

Do còn 3 tiêu chí chưa đủ điều kiện đạt chuẩn, trong đó có tiêu chí trường học, nên năm 2022, xã Trịnh Tường sẽ khó đạt chuẩn nông thôn mới như mục tiêu đã đề ra. Cấp ủy đảng, chính quyền và các trường trên địa bàn xã mong sớm được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang - thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng trường chuẩn quốc gia, giúp xã “về đích” nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

Giữa trung tâm thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, rừng chè cổ thụ như báu vật thiên nhiên được gìn giữ qua bao đời. Trải dài trên diện tích 21,5 ha, hàng nghìn gốc chè cổ thụ không chỉ mang vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng mà còn là nguồn sinh kế quý giá của người dân địa phương.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7/2025, nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể diễn ra mạnh hơn trung bình nhiều năm. Dự báo nguy cơ có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng.

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

fb yt zl tw