Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XV:

Khảo sát, đánh giá hiệu quả dịch vụ viễn thông công ích tại Lào Cai

LCĐT - Chiều 21/3, Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XV đã khảo sát thực tế phục vụ thẩm tra dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) tại một số công trình viễn thông công ích trên địa bàn tỉnh.

Đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Phương Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XV làm trưởng đoàn.

Về phía tỉnh Lào Cai, tham gia đoàn công tác có đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo một số cơ quan, doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh.

Đoàn công tác đã kiểm tra thực tế trạm viễn thông công ích tại thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát, trao đổi, lắng nghe những kết quả đạt được cũng như một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dịch vụ viễn thông công ích trên địa bàn tỉnh.

Khảo sát, đánh giá hiệu quả dịch vụ viễn thông công ích tại Lào Cai ảnh 1
Đoàn công tác kiểm tra thực tế tại trạm BTS của VNPT tại Pờ Sì Ngài, xã Bản Xèo (Bát Xát).

Việc thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo Quyết định số 1159/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 (2021-2022), Quyết định 2269/QĐ-TTg ngày 31/12/2021 của của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn đến năm 2025)

Về phát triển hạ tầng viễn thông, trên cơ sở kết quả rà soát hạ tầng thông tin di động mặt đất và internet băng rộng cố định tháng 10/2021, Sở Thông tin và Truyền thông đã định hướng, đề nghị các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn đầu tư hạ tầng xóa các khu vực lõm sóng, chưa có hạ tầng trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay, các doanh nghiệp đã đầu tư mới 22 trạm BTS và đầu tư hạ tầng cáp quang đến 4 thôn, đây đều là các thôn thuộc 222 thôn trong danh mục khu vực khó khăn được hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích.

Về hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích, tỉnh Lào Cai đã hỗ trợ sử dụng dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định; hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng dịch vụ thông tin di động mặt đất…

Việc triển khai chương trình viễn thông công ích đã tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu sổ, các gia đình khó khăn có thêm cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông thiết yếu với giá cước ưu đãi, góp phần thu ngắn khoảng cách số, đem lại lợi ích về an sinh xã hội tại vùng sâu, vùng khó khăn, đảm bảo thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, trật tự và chủ quyền biên giới của Tổ quốc.

Khảo sát, đánh giá hiệu quả dịch vụ viễn thông công ích tại Lào Cai ảnh 2
Đoàn công tác trao đổi về những khó khăn trong thực hiện dịch vụ viễn thông công ích tại Lào Cai.

Tại buổi khảo sát, đoàn công tác đã lắng nghe một số khó khăn, vướng mắc đang gặp phải như: chưa ban hành quy định tiêu chuẩn, tỷ suất đầu tư, mức hỗ trợ đầu tư, duy trì công trình hạ tầng viễn thông đối với khu vực được hưởng đầu tư của viễn thông công ích; 162 thôn khó khăn không được phê duyệt trong danh sách khu vực đặc biệt khó khăn được hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông (đề nghị bổ sung); một số chính sách liên quan đến việc hỗ trợ thiết bị điện tử (máy tính bảng, điện thoại thông minh) đang tạm dừng thực hiện…

Các nội dung tại buổi khảo sát thực tế được tổng hợp, đánh giá phục vụ thẩm tra dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw