Khám phá làng cổ Lộc Yên - Vùng đất "tiên cảnh phước lộc"

Là nơi lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ từ 100 đến 200 năm tuổi, những ngõ đá, bờ đá rêu phong độc đáo cùng cảnh sắc hữu tình, làng cổ Lộc Yên được mệnh danh là vùng đất “tiên cảnh phước lộc”.

28022020155645474-09-LANG-CO-LOC-YEN_resize.jpg
Ngõ đá rợp bóng cây xanh ở làng cổ Lộc Yên.

Là một trong 4 làng cổ đẹp nhất Việt Nam, làng cổ Lộc Yên (xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) còn được mệnh danh là vùng đất “tiên cảnh phước lộc”

Không biết vì cảnh đẹp nơi này tựa chốn tiên cảnh bồng lai hay vì địa danh gắn liền với nhiều chữ Tiên nên người ta gọi ngôi làng này là “Xứ Tiên.” Thế nhưng, vì lý do gì đi chăng nữa, cảnh đẹp ở làng cổ sẽ đủ sức để níu chân du khách từ lần đầu ghé thăm. Bởi lẽ, đặc điểm địa hình và khí hậu đặc trưng đã giúp ngôi làng càng thêm đẹp.

Theo tư liệu, làng cổ Lộc Yên gắn với cuộc khai hoang, lập làng vào thế kỷ XV -XVI. Đến thời Tây Sơn (1771 - 1802) làng Lộc Yên mới chính thức được khai sinh, với tên gọi ban đầu là Lộc An và sau này là làng Lộc Yên. Làng hiện có tổng diện tích tự nhiên 279ha, gồm 4 tổ đoàn kết với 191 hộ, 896 khẩu.

Hiện nay, làng Lộc Yên còn khoảng 50 ngôi nhà cổ trên 200 năm tuổi. Những ngôi nhà cột gỗ, tường đá ba gian, hai chái với mái ngói âm dương ẩn mình trong những vườn cây xanh mướt... như giữ nguyên lối kiến trúc thuần Việt, đậm bản sắc vùng miền của người Quảng xưa.

0812locyen2-6726.jpg.jpg
Làng cổ Lộc Yên hiện có nhiều ngôi nhà cổ làm bằng gỗ có tuổi đời hơn 100 năm.

Đa phần những ngôi nhà ở đây đều được xây dựng với địa thế lưng tựa vào núi, mặt hướng ra đồng lúa bình yên, khoáng đạt. Đặc biệt, ngôi làng ẩn mình trong một thung lũng tròn, bao quanh là các dãy núi, dưới chân núi lại có sông suối nên cảnh sắc nơi này lúc nào cũng bình yên, tươi mát.

Sân gạch rộng rãi, thoáng đãng, những hàng cau cao vút ôm lấy những lối đi bằng đá sâu hun hút đẹp mắt chính là đặc trưng dễ nhận thấy ở những ngôi nhà cổ nơi đây.

Những ngôi nhà được xây dựng kết hợp giữa những ngõ đá, những hàng chè tàu được cắt tỉa cẩn thận tạo nên nét đặc trưng của làng quê Lộc Yên.

Sự kết hợp hài hòa giữa nhà cổ, ngõ đá, vườn cây, đồng ruộng cùng những lối đi quanh co tạo nên cảm giác thân thuộc, hiền hòa cho những ai lần đầu bước chân đến nơi đây. Sự khéo léo và tinh tế trong cách bố trí quần thể những ngôi nhà cổ khiến Lộc Yên đẹp nên thơ như một bức tranh hữu tình.

Trải qua nhiều thế hệ, chủ nhân của những ngôi nhà cổ nơi đây vẫn giữ được nếp sinh hoạt bình dị như bao thế hệ ông cha. Điều đó cũng chính là nhân tố góp phần tạo dựng nên một làng Lộc Yên trầm mặc, nguyên sơ, chạm tới đáy tâm hồn của những du khách muốn tìm về không gian văn hóa làng quê của người Việt bao đời.

Đặc biệt, ngôi nhà cổ lớn nhất ở làng Lộc Yên có tuổi đời gần 200 năm, thuộc sở hữu của gia đình ông Nguyễn Đình Sưu. Ngày nay, ngôi nhà trở thành địa điểm được nhiều du khách thường xuyên ghé tham quan.

Một nét riêng độc đáo ở Lộc Yên chính là các ngõ đá, bờ đá, giếng đá cổ. Xưa người dân xếp đá thành bờ kè, ngõ đá để giữ bờ đất khỏi bị mưa lũ làm xói mòn, rửa trôi đất đai, hoặc phân chia ranh giới những khu vườn nối liền với nhau.

Trước đây còn có nhiều ngôi nhà dân gian được trát vách bằng đất sét, đất bùn trộn rơm theo phương pháp truyền thống của người Việt xưa, nhưng những bức vách được trát rất phẳng như tường vôi.

0812locyen3-268.jpg.jpg
Những bậc đá xếp ngay ngắn tạo thành lối dẫn lên sân nhà.

Điểm độc đáo ở những hàng rào, ngõ đá này chính là nghệ thuật xếp đá làm nên những bức vách phẳng phiu, không cần đến vôi vữa, ximăng nhưng vẫn liên kết chắc chắn, làm tường đá bảo vệ ngôi nhà.

Những tảng đá được xếp gài xen kẽ, tạo sự liên kết bằng góc cạnh và trọng lực, do vậy khá vững chắc. Thời gian làm cỏ hoa, cây lá sinh sôi ở những khe hở của đá, vươn ra, bám sâu vào đất đá càng khiến những ngôi nhà cổ, đường làng, đồng ruộng thật nên thơ.

Người ta gọi Lộc Yên là nơi lưu giữ một “Việt Nam thu nhỏ” bởi nơi đây hội tụ đầy đủ cảnh sắc tuyệt đẹp của khắp 3 miền non nước. Đó là hình ảnh ruộng bậc thang của miền núi Tây Bắc, có làng quê cổ kính của Bắc Bộ, có vườn trái cây Nam Bộ, có sông suối đặc trưng của cả miền đất Trung Bộ.

Tháng 9/2019, Lộc Yên được xếp hạng Di tích Quốc gia, trở thành điểm đến ở Quảng Nam được nhiều du khách yêu thích. Thăm ngôi làng nhỏ này, du khách sẽ hiểu vì sao nơi đây trở thành một trong những ngôi làng đẹp nhất nước Việt. Từ những nếp nhà trăm tuổi, con đường làng cho đến vườn cây, tất cả đều như bước ra từ tranh cổ tích.

VietnamPlus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw