Khai thác sản phẩm du lịch từ thiện: Cho đi là nhận lại

Những năm qua, mô hình du lịch thiện nguyện trở thành sản phẩm được các đơn vị khai thác, nhất là đến với những tỉnh miền núi khó khăn. Nhiều địa phương xác định du lịch thiện nguyện là sản phẩm chuyên biệt mang lại lợi ích cho người dân, gia tăng trải nghiệm và cảm xúc cho du khách.

Sự kết hợp trải nghiệm và hỗ trợ

Du lịch thiện nguyện là hoạt động hỗ trợ cộng đồng cư dân địa phương tại những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa hoặc những nơi bị ảnh hưởng do thiên tai, bão lũ, kết hợp với hoạt động tham quan, trải nghiệm. Tham gia tour thiện nguyện, du khách vừa có dịp đặt chân đến với những vùng đất mới, vừa được thực hiện những hoạt động ý nghĩa và tìm hiểu cuộc sống của người dân, khám phá những nét đẹp văn hóa bản địa.

Du khách tự tay trao phần quà, sách vở học tập cho các em học sinh.
Du khách tự tay trao phần quà, sách vở học tập cho các em học sinh.

Mới đây, Vietravel và chính quyền địa phương đã thực hiện tour từ thiện trao áo ấm và khởi công dự án hỗ trợ xây sửa phòng học, phòng giáo viên và khuôn viên sinh hoạt tập thể tại điểm trường Bản Trò A (xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La). Trong hơn 10 năm qua, Vietravel đã triển khai chương trình du lịch kết hợp từ thiện và xây dựng, sửa chữa 5 điểm trường.

Ông Phạm Văn Bảy, Phó Giám đốc Vietravel chi nhánh Hà Nội thông tin, khi triển khai chương trình du lịch từ thiện, đơn vị thông báo rộng rãi cho tệp khách hàng của đơn vị và được các khách hàng hưởng ứng. Du khách cũng trực tiếp trao tặng những phần quà thiết thực như: Áo ấm, chăn, sách vở...

“Chứng kiến sự khó khăn của đồng bào, nhiều du khách tự ứng tiếp kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người dân hoặc các công trình hỗ trợ. Đối với điểm đến, du khách được trải nghiệm thực tế và giới thiệu về điểm đến. Từ đó, nhiều người sẽ biết đến điểm du lịch, quay trở lại và sử dụng dịch vụ nhiều hơn”, ông Phạm Văn Bảy chia sẻ.

Tham gia chương trình du lịch kết hợp từ thiện, bà Trần Thị Kim Tiến, du khách đến từ TP Hồ Chí Minh cho biết: "Khi biết chương trình du lịch kết hợp từ thiện tại vùng đặc biệt khó khăn, vùng cao phía Bắc, chúng tôi đăng ký tham gia với mong muốn hỗ trợ đồ dùng học tập, giúp các cháu vùng cao còn nhiều khó khăn. Thực tế, cần phải hỗ trợ nhiều hơn, nên các đơn vị tham gia tài trợ sẽ tiếp tục triển khai thời gian tới".

Tỉnh Hà Giang với cao nguyên đá Đồng Văn cũng là điểm du lịch, nhưng địa phương còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, giao thông chưa phát triển, thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Vì thế, nhiều đoàn du lịch thiện nguyện đã lựa chọn nơi đây làm điểm đến trong hành trình du lịch thiện nguyện.

Để hỗ trợ người dân tại Hà Giang chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra, Hội Lữ hành G7 đã tổ chức một đoàn gồm các doanh nghiệp du lịch đến từ TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Huế, Hà Nội... tham gia chương trình khảo sát du lịch kết hợp với hoạt động thiện nguyện. Đoàn đã trao tiền mặt, bồn nước, đồ dùng học tập, quần áo và các vật dụng cần thiết cho các hộ dân ở các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Mèo Vạc...

Theo Nhà sáng lập Tổ chức Tình nguyện vì Giáo dục (VEO) Nguyễn Huyền Phương, hàng tháng VEO đều tổ chức Chuyến đi đặc biệt - “Vẽ ước mơ trong veo” tại Lào Cai và Hà Giang cho khoảng 25 - 30 khách/chuyến. Tại đây, du khách sẽ trực tiếp trải nghiệm sơn, vẽ trang trí trường học, trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, kết hợp với tham quan, khám phá văn hóa địa phương...

Định hình sản phẩm chuyên biệt

Mặc dù du lịch thiện nguyện không phát triển rầm rộ và thu hút đông khách như các loại hình khác, nhưng có sức sống bền bỉ. Hơn 10 năm nay, mô hình này đã được nhiều đơn vị lữ hành như Vietravel, Flamingo Redtours… hay các tổ chức như Hội Lữ hành, câu lạc bộ du lịch... thực hiện thường xuyên.

Để mô hình du lịch thiện nguyện phát triển bài bản, các chuyên gia du lịch cho rằng, cần có sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự chuẩn bị chu đáo của doanh nghiệp lữ hành và sự đồng hành của cộng đồng. Các đoàn du lịch thiện nguyện cần đưa ra tiêu chí rõ ràng và phải khảo sát thật kỹ nhu cầu của người dân trước chuyến đi, nhằm hỗ trợ đúng địa chỉ, tránh tình trạng nơi thừa nơi thiếu và đảm bảo minh bạch, an ninh, an toàn cho du khách.

Khẳng định du lịch thiện nguyện là loại hình mang tính chuyên biệt cao và là một trong những loại hình được tỉnh quan tâm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang Triệu Thị Tình chia sẻ: “Mặc dù là sản phẩm chọn lọc về đối tượng và hạn chế về số lượng khách, nhưng nếu phát triển đúng cách, đây sẽ là sản phẩm du lịch bền vững và có những đóng góp thiết thực cho cộng đồng, địa phương. Những năm qua, hoạt động du lịch thiện nguyện của Hà Giang phát triển khá mạnh mẽ. Chúng tôi đã tham mưu cho tỉnh xây dựng kế hoạch đưa các đoàn du lịch thiện nguyện tới đúng địa chỉ cần hỗ trợ, bảo đảm đúng đối tượng và công khai, minh bạch; đồng thời, tạo cho du khách những trải nghiệm và ấn tượng tốt nhất”.

Với tính chất của một dòng sản phẩm du lịch chuyên biệt, du lịch thiện nguyện có thể không phát triển theo bề rộng, mà đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu của dòng khách du lịch có trách nhiệm muốn đóng góp cho cộng đồng và lan tỏa nguồn năng lượng tích cực, yêu thương.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Không đơn thuần là một chuyến đi trải nghiệm, chương trình khảo sát thực tế dành cho báo chí (presstrip) trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 đã trở thành nhịp cầu kết nối giữa truyền thông và ngành du lịch. Presstrip là cơ hội “vàng” để các sản phẩm du lịch đặc trưng của Lào Cai được truyền thông sâu rộng hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.

fb yt zl tw