Khai thác lợi thế, đón xu hướng du lịch mới

Theo Sở Du lịch Lào Cai, 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh tiếp tục được du khách đánh giá là điểm du lịch hấp dẫn với tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 13.500 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023.

Xã Tả Van phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng sinh thái homestay.
Xã Tả Van phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng sinh thái homestay.

Để có được kết quả này, các cấp chính quyền và người dân địa phương đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó, tập trung khai thác hiệu quả các lợi thế, đón xu hướng du lịch mới, tạo thành sản phẩm độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Xu hướng farmstay nở rộ

Du lịch Lào Cai đặt mục tiêu phát triển theo hướng xanh và bền vững; nông nghiệp cũng là thế mạnh của địa phương với nhiều tiểu vùng khí hậu thích hợp cho phát triển đa dạng các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây ăn quả ôn đới và dược liệu; phát triển mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp. Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh nở rộ xu hướng du lịch farmstay.

Nếu như homestay cung cấp các dịch vụ lưu trú và ăn uống cơ bản, tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm cảnh vật xung quanh, thì farmstay là loại hình kết hợp với nông trại nên quy mô lớn hơn rất nhiều. Với farmstay, du khách có thể trực tiếp trồng rau xanh, cây ăn quả hoặc nuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm; sau đó hái rau, bắt cá, thu hoạch trái cây… và dùng những sản phẩm dân dã do chính mình làm ra và thu hoạch để chế biến đồ ăn.

Xã Tả Van, thị xã Sa Pa nổi tiếng là làng du lịch cộng đồng thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Nắm bắt thị hiếu và nhu cầu của khách du lịch, nhiều gia đình kinh doanh homestay đang dần phát triển thành mô hình farmstay, tận dụng diện tích sản xuất nông nghiệp sẵn có cung cấp cho khách những trải nghiệm khó quên.

Nhiều du khách nước ngoài đến Tả Van rất thích thú khi được lội bùn, cấy lúa, chăn trâu, cắt cỏ... Chị Hoàng Hiên, chủ homestay Lúa cho biết, lúc đầu, gia đình chỉ định mở dịch vụ kinh doanh lưu trú và ăn uống cơ bản cùng không gian văn hóa cộng đồng đậm chất Tây Bắc. Tuy nhiên sau một thời gian kinh doanh, chị nhận thấy nhiều du khách đặc biệt là người nước ngoài thích thú khi được trải nghiệm trực tiếp với cuộc sống của người dân bản địa.

Theo chị Hiên, từ tháng 5 vào mùa cấy, nhiều đoàn khách nước ngoài đến đây và sẵn sàng lội ruộng cấy lúa tại các chân ruộng bậc thang của gia đình. Họ rất vui vẻ, hào hứng dù chân tay lấm lem bùn đất. Đến tối, cả nhóm lại quây quần thưởng thức bữa cơm ấm áp với người dân địa phương. Vào tháng 8, 9, khi những thửa ruộng bậc thang tại các bản làng của Sa Pa dần chuyển mình từ xanh non đến vàng óng, các du khách lại được đi gặt lúa, đập lúa, sau đó tắm suối, cưỡi trâu.

"Chúng tôi muốn có những trải nghiệm chân thật như vậy, đi sâu vào cuộc sống hằng ngày của người dân nơi mình tới, chứ không chỉ đơn giản là tới chụp ảnh", anh Ricard, du khách Pháp đến Tả Van chia sẻ.

Ngôi nhà cộng đồng của người Dao đỏ Phìn Ngan, huyện Bát Xát nằm ở trung tâm thôn Sải Duần là nơi hoạt động của mô hình tắm lá thuốc. Với cộng đồng người Dao, các bài thuốc nam ở đây thực sự là báu vật rừng xanh. Đây cũng được coi là mô hình farmstay điển hình bởi du khách không chỉ được nghỉ dưỡng, tham gia hoạt động cộng đồng với người dân trong thôn mà còn được theo mọi người đi hái thuốc, lên nương cuốc đất, gieo ngô, vãi hạt rau... Bà Chảo Cói Mẩy (trưởng nhóm quản lý Ngôi nhà) cho biết, nhiều vị khách hào hứng khi được trực tiếp cùng người dân chế biến và thưởng thức các bữa cơm truyền thống, mùa nào thức nấy, với các sản vật địa phương như: rau rừng xào thịt lợn gác bếp, măng tươi luộc hoặc xào, măng chua nấu canh, cá suối rán...

Với diện tích rừng rộng lớn, xu hướng phát triển farmstay theo hướng sinh thái đồi rừng gắn với hoạt động du lịch cộng đồng đang phát triển mạnh ở Lào Cai. Cinnamon Eco Lodge nằm cách trục đường chính xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên không xa nhưng khi đến đây, du khách lại có cảm giác tách biệt hoàn toàn với bên ngoài. Bốn bề đều là rừng quế. Vô cùng thích thú khi gia đình có chuyến trải nghiệm tại Cinnamon Eco Lodge, chị Minette (khách du lịch đến từ Pháp) cho biết, được thức dậy ở một ngôi nhà yên tĩnh, xung quanh là hương quế thơm nồng mang đến một cảm giác vô cùng dễ chịu. "Gia đình đã có một trải nghiệm thú vị khi được xem người dân trồng quế, cùng chặt quế, bóc quế và cùng nấu những món ăn hấp dẫn từ quế”, chị Minette chia sẻ.

Mô hình du lịch farmstay đang tạo nên lợi ích kép, góp phần tăng thu nhập cho người dân và phát triển môi trường bền vững. Để đẩy mạnh các hoạt động quảng bá du lịch nông nghiệp, Lào Cai đã hỗ trợ kết nối du khách gắn với các điểm đến về du lịch nông nghiệp, nông thôn; quảng bá du lịch nông thôn thông qua tổ chức các sự kiện, diễn đàn giới thiệu, chương trình farmtrip đối với các hãng lữ hành và truyền thông.

Xây dựng sản phẩm du lịch mới

Ngất ngây với vẻ đẹp của ruộng bậc thang Sa Pa.
Ngất ngây với vẻ đẹp của ruộng bậc thang Sa Pa.

Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những giải pháp cụ thể đã giúp ngành Du lịch địa phương từng bước phục hồi và phát triển. Trên cơ sở Nghị quyết này, Lào Cai đã phát triển thêm nhiều sản phẩm mới gắn với đặc trưng văn hóa, bản sắc dân tộc, sản phẩm du lịch được đầu tư xây dựng ngày càng phong phú, hấp dẫn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Theo thông tin từ Sở Du lịch, tổng lượng khách đến Lào Cai 6 tháng đầu năm 2024 đạt trên 4,1 triệu lượt khách, bằng 48,67% so với kế hoạch năm 2024 và tăng 9,36% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 13.500 tỷ đồng. Trong đó, thị xã Sa Pa vẫn là địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh với việc đón gần 2 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm 2024. Ngoài ra, du lịch Lào Cai tiếp tục được du khách đánh giá là điểm du lịch hấp dẫn. Thị xã Sa Pa lọt vào tốp 5/7 điểm đến thịnh hành nhất thế giới 2024 do nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor bình chọn.

Thời gian qua, du lịch Lào Cai đã nâng cao hiệu quả qua các hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong nước và quốc tế như: Chương trình hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vân Nam (Trung Quốc); chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và Thành phố Hồ Chí Minh; chương trình hợp tác với vùng Nouvelle Aquitaine (Cộng hòa Pháp).

Năm 2024, Lào Cai phấn đấu đón 8,5 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt trên 27.000 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và xây dựng những sản phẩm mới; phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn ở khu vực miền núi phía Bắc, một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Việt Nam. Lào Cai đang triển khai mới nhiều sản phẩm du lịch như: Dự án xây dựng công trình điểm đến du lịch tiêu biểu thôn Nậm Rịa (xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai); tu bổ, tôn tạo dinh Hoàng A Tưởng (huyện Bắc Hà)...

Thời gian tới, Sở Du lịch Lào Cai đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá; tổ chức Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà, Lễ hội Hoa hồng và Tình yêu, tổ chức sản phẩm du lịch thể thao mới giải Triathlon (ba môn phối hợp gồm: chạy bộ, đạp xe, bơi) tại Bắc Hà; ra mắt sản phẩm “Sa Pa thổ cẩm và Hoa năm 2024”; tái hiện Chợ tình Sa Pa; tổ chức Lễ hội tuyết Sa Pa; Hội chợ du lịch quốc tế năm 2024 để kết nối thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận: Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hết địa phận tỉnh Phú Thọ là tròn 1 tuần ngược sông Hồng, đi qua biết bao thắng cảnh, điểm du lịch hấp dẫn, làng nghề cổ xưa, chúng tôi có mặt ở Yên Bái để tiếp tục khám phá những di tích lịch sử, các điểm du lịch tâm linh và trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe.

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Từ ngày 1/3, du khách các nước Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ được miễn thị thực khi đến Việt Nam du lịch theo chương trình do công ty lữ hành tổ chức, nâng tổng số quốc gia được áp dụng chính sách này lên 30. Với những mục tiêu đầy tham vọng của ngành du lịch trong năm 2025, liệu chính sách này có đủ sức cạnh tranh với các nước láng giềng?

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sáng 23/3, UBND thị xã Sa Pa tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế đêm Sa Pa – Thực trạng và giải pháp” nhằm đánh giá, nhận định tiềm năng cũng như tìm các giải pháp phát triển kinh tế đêm tại địa phương.

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

Thôn Múc, xã Thái Niên (Bảo Thắng) nổi danh với sản phẩm bưởi quả thơm ngon, đậm vị. Thời điểm này, hoa bưởi nở rộ, nhiều người dân các vùng lân cận tranh thủ đến các khu vườn để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng hoa.

Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Trên hành trình ngược dòng sông mẹ, chúng tôi dành trọn 2 ngày ở Hà Nội vì mảnh đất này có quá nhiều địa điểm có thể trải nghiệm, khám phá. Sau ngày đầu tiên tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng và lang thang phố cổ, chúng tôi quyết định trải nghiệm một đêm cắm trại bên bờ sông Hồng.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Với dòng chảy uốn lượn ôm trọn Thủ đô Hà Nội, sông Hồng không chỉ tạo nên bề dày văn hóa - lịch sử mà còn góp phần hình thành cảnh quan, bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp, kết nối giao thông đường thủy với các địa phương. Dòng chảy sông Hồng còn có vai trò kết nối quá khứ với hiện tại, giữa các không gian cũ - mới của đô thị và kết nối các hoạt động của người dân địa phương với trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.

Lần đầu tiên 200 du khách Iran bay charter đến Việt Nam

Lần đầu tiên 200 du khách Iran bay charter đến Việt Nam

Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết vừa đón 200 du khách trên chuyến bay charter từ Iran đến TP Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên một hãng hàng không charter VIP từ Iran khai thác đường bay trực tiếp đến Việt Nam, mở ra cơ hội phát triển và mở rộng thị trường khách quốc tế.

fb yt zl tw