Khai thác AI Chatbot để tăng hiệu suất công việc

Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ Financial Group sẽ ứng dụng chatbot để viết đơn xin chấp thuận hoặc thư trả lời các câu hỏi nội bộ nhằm tiết kiệm thời gian của nhân viên và tăng năng suất lao động.

Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ có kế hoạch giới thiệu ChatGPT vào mùa hè này.

Theo báo Nikkei Asia, ba tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản đang đón đầu xu hướng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (generative AI) - một bước tiến mới AI, khi ứng dụng chatbot được dùng để hỗ trợ lập báo cáo và các công việc nội bộ khác.

Chatbot là một chương trình máy tính dựa trên AI mô phỏng các cuộc trò chuyện của con người.

Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ Financial Group (MUFG) sẽ bắt đầu sử dụng một công cụ chatbot vào mùa Hè này để thực hiện các phần việc, trong đó có viết đơn xin chấp thuận hoặc thư trả lời các câu hỏi nội bộ, nhằm tiết kiệm thời gian và công sức của nhân viên cho những công việc giấy tờ, từ đó giúp tăng năng suất lao động.

Khi công cụ chatbot này được sử dụng phổ biến trong nội bộ, MUFG dự định sẽ hợp tác với Microsoft Japan trong năm nay để phát triển phần mềm chatbot AI được thiết kế riêng nhằm đáp ứng những nhu cầu công việc của tập đoàn này.

Trong tương lai, MUFG sẽ cân nhắc sử dụng công nghệ này để trả lời các câu hỏi trực tuyến của khách hàng.

Mới đây, Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) cho biết sẽ bắt đầu chạy thử nghiệm công cụ chatbot AI do tập đoàn này hợp tác phát triển cùng Microsoft Japan.

SMFG dự định ban đầu sẽ ứng dụng công cụ này với toàn bộ nhân viên của Sumitomo Mitsui Banking Corp. vào khoảng mùa Thu này.

Chatbot trên có thể trả lời các câu hỏi của nhân viên dựa vào những thông tin có sẵn được công khai và dữ liệu của ngân hàng này.

SMFG ghi nhận công cụ này được sử dụng để tìm kiếm các quy định kinh doanh hoặc thu thập các thông tin cơ bản về khách hàng để giúp soạn thảo văn bản.

Việc sử dụng chatbot được giới hạn trong phạm vi nội bộ tập đoàn nhằm tránh rò rỉ thông tin.

Một tập đoàn tài chính khác là Mizuho Financial Group cũng dự định ứng dụng nội bộ một công cụ AI. Tập đoàn này đang xem xét hợp tác với Microsoft Japan để phát triển một phần mềm chatbot riêng nhằm bảo vệ các thông tin mật.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw