Khai phóng tiềm năng tăng trưởng mới của 5G

5G đang đi đúng hướng để đạt được thành công trong kinh doanh. Sau 5 năm kể từ khi bắt đầu thương mại hóa vào năm 2019, đã có hơn 1,5 tỷ người dùng sử dụng mạng 5G, trong khi 4G phải mất 9 năm để biến điều này thành hiện thực.

z5198114483669-3c40ae486c2b46de9e14caa40b6fca60.jpg
Ông Li Peng - Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Chủ tịch nhóm Kinh doanh & Dịch vụ ICT của Huawei phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh trong khuôn khổ sự kiện MWC 2024.

20% thuê bao di động thế giới đang sử dụng 5G

Tại Hội nghị thượng định “5G Beyond Growth - Bứt phá tăng trưởng cùng 5G” do Huawei tổ chức trong khuôn khổ Triển lãm Di động Thế giới (MWC 2024) diễn ra từ 26/2 - 29/2/2024 tại Barcelona (Tây Ban Nha), ông Li Peng - Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Chủ tịch nhóm Kinh doanh & Dịch vụ ICT của Huawei đã chia sẻ về cách thức các nhà mạng có thể đạt được thành công trong kinh doanh với 5G, cũng như cách 5.5G sẽ tiếp tục mở khóa tiềm năng, tạo ra những cơ hội tăng trưởng mới.

Tính đến cuối năm 2023, hơn 300 mạng 5G thương mại đã được triển khai trên khắp thế giới. 5G đang phát triển với tốc độ tăng trưởng quy mô người dùng toàn cầu cao gấp 7 lần so với 4G cùng thời kỳ.

Trong cuộc thử nghiệm năm 2023 được thực hiện bởi tổ chức uy tín tại các thành phố trọng điểm ở Đức, Áo và Hà Lan đã cho thấy, các nhà mạng sử dụng giải pháp của Huawei được xếp hạng hàng đầu về trải nghiệm mạng. Huawei cũng đã hợp tác với nhiều nhà mạng và đối tác công nghiệp hàng đầu toàn cầu để tìm ra các giải pháp mới nhằm đáp ứng những yêu cầu cao hơn về tính ứng dụng và các kịch bản 5.5G mới.

Chia sẻ tại Hội nghị thượng đỉnh “5G Beyond Growth – Bứt phá tăng trưởng cùng 5G”, ông Li Peng cho biết: “Hiện tại, 20% thuê bao di động trên thế giới đang sử dụng 5G, tạo ra 30% tổng lưu lượng truy cập di động và đóng góp tới 40% doanh thu dịch vụ di động. Bên cạnh đó, 5.5G sẽ tiếp tục trên đà thương mại hóa vào năm 2024; và khi 5.5G, AI và Cloud kết hợp với nhau, các nhà mạng có thể khai phá tiềm năng của những ứng dụng mới”.

Ông Li Peng khuyến nghị các nhà mạng trên toàn thế giới nên tập trung vào 4 yếu tố: Mạng chất lượng cao, kinh doanh đa chiều, các dịch vụ mới nổi và AI tạo sinh để nắm bắt những cơ hội này.

Mạng chất lượng cao vẫn là nền tảng của thành công

Hiện nay, người dùng di động đã sẵn sàng mua các phiên bản nâng cấp cho các gói di động để nâng cao trải nghiệm sử dụng nếu mạng đạt chất lượng cao. Lưu lượng truy cập dự kiến sẽ gia tăng đáng kể, cho phép các nhà mạng tối đa hóa giá trị. Điều này dẫn đến việc ngày càng nhiều nhà mạng đặt mục tiêu chiến lược trong việc xây dựng mạng 5G chất lượng cao.

Một số nhà mạng ở Trung Đông đã triển khai mạng Massive MIMO, mang lại trải nghiệm tối ưu và thúc đẩy quá trình triển khai 5G FWA thành công. Tính đến nay, 5G FWA đã kết nối gần 3 triệu hộ gia đình, trở thành động lực tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ cho các nhà mạng.

Kinh doanh đa chiều tối đa hóa giá trị của từng bit

Hơn 20% nhà mạng 5G toàn cầu đã áp dụng mô hình định giá theo tầng tốc độ. Một nhà mạng ở Thái Lan gần đây đã ra mắt một tiện ích bổ sung là Chế độ Tăng tốc 5G, cho phép thuê bao chọn các mức tốc độ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tốt nhất cho mọi cá nhân, đồng thời giúp nhà mạng tăng chỉ số ARPU (Average Revenue Per User - Doanh thu trung bình trên một khách hàng) lên khoảng 23%.

Một nhà mạng khác ở Trung Quốc cũng phổ biến gói cước đường truyền tải lên được đảm bảo, giúp trải nghiệm mượt mà và cam kết độ phân giải cao cho những người dùng phát trực tiếp (livestream), cũng như giúp nhà mạng tăng ARPU lên hơn 70%.

Các dịch vụ mới nổi tạo điều kiện tăng trưởng bền vững lâu dài

Các dịch vụ mới như New Calling - Cuộc gọi thế hệ mới, Cloud Phones - Điện thoại đám mây và Glasses-free 3D - 3D không cần kính đang ngày càng được người dùng quan tâm. Cuộc gọi thế hệ mới với tiện ích tạo hình đại diện ảo đang trở nên khá phổ biến. Người dùng cũng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các dịch vụ cuộc gọi mang lại trải nghiệm thời gian thực.

5G cũng được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Tại Trung Quốc, mạng riêng 5G (5G Private) đã được thương mại tại hơn 50.000 doanh nghiệp thuộc hơn 50 ngành công nghiệp. Các thế mạnh mới của 5.5G bao gồm độ trễ xác định, định vị chính xác và IoT thụ động, được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho các nhà mạng trên thị trường B2B.

AI tạo sinh sẽ đưa ngành di động bước vào kỷ nguyên của mọi trí thông minh

Theo IDC, điện thoại di động AI sẽ đạt số lượng 170 triệu chiếc vào năm 2024, chiếm 15% tổng số điện thoại thông minh xuất xưởng trên toàn cầu. Điện thoại AI thế hệ tiếp theo sẽ có khả năng lưu trữ, hiển thị và chụp ảnh mạnh mẽ hơn. Các ứng dụng AI tạo sinh trong những chiếc điện thoại này cũng sẽ tiêu thụ ra hàng trăm tỷ GB dữ liệu, tạo ra vô số cơ hội tăng trưởng mới cho các nhà mạng.

Theo Kinh tế đô thị

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw