Khách nước ngoài kể chuyện yêu, ghét Sa Pa

Thăm Sa Pa sau một chuyến tàu đêm từ Hà Nội, nữ du khách Alexandra Karplus và gia đình đã có nhiều trải nghiệm đáng nhớ dù gặp một số phiền toái.

Trên trang Insider, nữ ký giả Alexandra Karplus và gia đình vừa chia sẻ hành trình du lịch Sa Pa, sau một chuyến tàu hỏa từ Hà Nội đến Lào Cai. Dù đã đến Việt Nam nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên Alexandra Karplus cùng các con trải nghiệm đi tàu đêm và chuyến tàu đã diễn ra khá thoải mái. “Cabin cực kỳ sạch sẽ và rộng rãi. Tiện nghi trên tàu tốt hơn tôi mong đợi và chúng tôi có một giấc ngủ tuyệt vời”.

Khung cảnh vùng núi Tây Bắc nhìn qua cửa sổ tàu hỏa.

Rời nhà ga ở Lào Cai, gia đình du khách Alexandra Karplus tiếp tục đi ô tô khoảng 1 giờ để tới Sa Pa. “Bị nhồi nhét trong một chiếc xe với 12 du khách khác cùng rất nhiều vali và những con đường gập ghềnh, chặng đường này kém thoải mái hơn nhiều so với chiếc giường êm ái mà tôi tận hưởng trên tàu”.

Tại thị trấn Sa Pa, Alexandra Karplus bày tỏ thất vọng bởi những bảng quảng cáo khổng lồ, những tòa nhà bê tông và nhiều người dân cố gắng mời cô mua một vài món hàng. “Ngay cả bản Cát Cát, một nơi có thể đi bộ gần thị trấn Sa Pa, cũng giống như một công viên giải trí được tiếp thị cho khách du lịch”.

Gia đình du khách Alexandra Karplus có cơ hội ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ tại Sa Pa.

Thật may, chặng đường trekking tiếp theo tới một bản làng dân tộc cách khu trung tâm khoảng 20km đã giúp chuyến du lịch Sa Pa của Alexandra Karplus “trở nên đáng giá”. Họ bắt gặp khung cảnh núi non hùng vĩ và ruộng bậc thang xanh mướt trên đường đi. Thời tiết dễ chịu, không quá nóng vào ban ngày với nhiệt độ duy trì khoảng 19 độ C.

Cô kể: “Những đứa trẻ cảm thấy hạnh phúc, nhất là khi lội qua sông và đi dưới tán cây. Hướng dẫn viên trẻ tuổi người Mông của chúng tôi đã chia sẻ kiến thức và bày trò chơi trên đường đi. Cô ấy hái một loại lá cây mà sau này được nấu trong bữa tối của chúng tôi, còn làm một con ngựa đồ chơi từ một loại cây khác mà chúng tôi bắt gặp trên đường”.

Hướng dẫn viên địa phương giúp con trai của Alexandra Karplus băng qua suối.

Du khách Alexandra Karplus cho biết các con của mình, con gái 8 tuổi và con trai 5 tuổi, đã học được nhiều điều trong chuyến đi bộ đường dài khám phá Sa Pa. “Chúng tôi dừng tại nhà một người phụ nữ bản địa để ăn trưa, trước khi tiếp tục hành trình đến nơi nghỉ qua đêm. Ở đó, bọn trẻ chơi bài với con của chủ nhà, trong khi chúng tôi nằm thư giãn trên những chiếc võng cũ phía trước nhà. Dù không cùng ngôn ngữ nhưng lũ trẻ đều nhanh chóng trở thành bạn bè".

Tối hôm đó, gia đình Alexandra Karplus ăn tối quanh một chiếc bàn gỗ ngắn, tất cả ngồi trên những chiếc ghế nhựa nhỏ. Bữa tối bao gồm những lát thịt lợn xào với cà rốt, một loại lá rừng được hái trước đó nấu với tỏi, bí đỏ luộc trong bát và một đĩa đầy nem rán với nước chấm cay. Tất cả đều được nấu trước đó trong một chảo lớn trên bếp lửa ở phòng bên cạnh. “Bọn trẻ có vô số câu hỏi. Tại sao nhà không có cửa sổ? Tại sao họ lại nấu ăn trên bếp lửa lớn trong nhà? Tại sao gia đình họ lại nuôi nhiều con vật như vậy?”

Bữa tối của gia đình du khách Alexandra Karplus tại một homestay ở Sa Pa.

“Sau bữa ăn, chúng tôi leo một cầu thang dốc để lên gác xép. Những tấm chăn và gối dày đã được trải trên sàn gỗ để bốn người chúng tôi nằm nghỉ. Hai chiếc màn chống muỗi được treo lên. Tất cả chúng tôi đều ngủ trong vòng vài phút. Đêm ở nhà dân thật khó quên, nhưng tôi cảm thấy thoải mái hơn trên tàu hỏa” - Alexandra Karplus chia sẻ.

Sau chuyến khám phá Sa Pa với 45km đi bộ xuyên rừng và một buổi tối khó quên tại nhà dân, tất cả các thành viên trong gia đình du khách Alexandra Karplus đều vui vẻ trở lại tàu hỏa, trước khi có một giấc ngủ ngon hướng về Hà Nội.

Kể lại chuyến hành trình khi gọi điện cho người bà vào hôm sau, cô con gái 8 tuổi của Alexandra Karplus hào hứng nhất về những con vật nuôi: “Bà có biết rằng ở đây tất cả các con vật được nuôi đều có mục đích riêng không? Gà mái đẻ trứng, lợn cho thịt, chó bảo vệ họ khỏi nguy hiểm còn mèo thì đuổi chuột”.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

fb yt zl tw