Kết nối du lịch các địa phương vùng Đông Bắc tỉnh Lào Cai

Sáng 29/5, Sở Du lịch tỉnh tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng, tiềm năng, định hướng phát triển du lịch, nguồn tài nguyên du lịch và các dịch vụ đón tiếp khách du lịch vùng Đông Bắc tỉnh Lào Cai.

Tham dự có đại diện các huyện Bắc Hà, Bảo Yên, Si Ma Cai; Hiệp hội du lịch tỉnh; hơn 40 đơn vị lữ hành du lịch; 18 cơ quan báo chí, truyền thông địa phương và trong nước.

3.jpg
Quang cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe đánh giá tóm tắt về tổng quan du lịch Lào Cai; tiềm năng du lịch của các địa phương thuộc vùng Đông Bắc tỉnh Lào Cai gồm các huyện Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai.

4.jpg
Ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh chủ trì hội thảo.

Trước đó, từ ngày 26 - 28/5, các đại biểu đã tham gia khảo sát thực trạng, tiềm năng nguồn tài nguyên du lịch và các dịch vụ đón tiếp khách du lịch tại các điểm: Đền Bảo Hà, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên); các xã Bản Liền, Bảo Nhai, Tả Van Chư, chợ văn hoá Bắc Hà (Bắc Hà); xã Cán Cấu (Si Ma Cai).

2.jpg
Đoàn khảo sát tại Bắc Hà.

Qua khảo sát và tại hội thảo cho thấy: Các địa phương vùng Đông Bắc của tỉnh đều mong muốn thúc đẩy du lịch của địa phương phát triển. Đây là các điểm còn hoang sơ, cung đường có nhiều cảnh thiên nhiên hùng vỹ, có sự chuyển đổi các địa hình từ vùng thấp, cao nguyên, vùng núi cao; cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại các điểm du lịch hầu hết đã được trang bị điều kiện tối thiểu để đón khách, đã đầu tư cơ bản về đường giao thông. Hành trình trải nghiệm các địa phương có nhiều sản phẩm như du lịch văn hóa tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch chợ phiên...

1.jpg
Đoàn khảo sát tại Nghĩa Đô (Bảo Yên).

Tuy nhiên, để kết nối du lịch các địa phương còn nhiều khó khăn, do hạ tầng giao thông, đường kết nối giữa Nghĩa Đô (Bảo Yên) và Bản Liền (Bắc Hà) còn hẹp, khiến hành trình di chuyển mất nhiều thời gian; các cơ sở homestay chất lượng cao ở các địa phương còn thiếu; các dịch vụ tại điểm hầu hết chưa có (bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, hệ thống biển chỉ dẫn vào các điểm chưa đầy đủ).

Bên cạnh đó, kỹ năng phục vụ du khách của nhân lực còn hạn chế; nhiều doanh nghiệp và cơ quan truyền thông chưa biết đến một số điểm trong hành trình; thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng; sản phẩm trải nghiệm đã có, tuy nhiên vẫn còn hạn chế.

8.jpg
5.jpg
Đại diện một số doanh nghiệp lữ hành du lịch và cơ quan truyền thông góp ý kiến tại hội thảo.

Về định hướng một số sản phẩm du lịch kết nối các địa phương trong thời gian tới, ngành du lịch tỉnh xác định một số sản phẩm du lịch chủ lực, gồm: Du lịch cộng đồng (trải nghiệm du lịch cộng đồng tại các bản Nghĩa Đô (Bảo Yên), Bản Liền, Bản Phố, Na Lo (Bắc Hà) - Bản Mế (Si Ma Cai); trải nghiệm chợ phiên; “Cung đường mùa xuân”, thời gian vào các tháng 1, 2, 3 hằng năm (bao gồm trải nghiệm mùa hoa đào rừng, hoa anh đào, hoa mận, hoa lê trắng tại xã Tả Van Chư, xã Na Hối của huyện Bắc Hà và xã Quan Hồ Thẩn của huyện Si Ma Cai); “Con đường mùa vàng”, thời gian vào các tháng 9, 10 hằng năm (gồm trải nghiệm ruộng bậc thang mùa lúa chín và hoạt động gặt lúa tại xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), xã Bản Liền (Bắc Hà), Si Ma Cai).

7.jpg
Lãnh đạo UBND huyện Bắc Hà giải đáp thắc mắc và tiếp thu ý kiến tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến, góp ý liên quan tới việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc để xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng đặc trưng của từng địa phương, tránh trùng lặp; mỗi điểm du lịch cộng đồng cần có hoạt động trải nghiệm cụ thể dành cho du khách; khai thác các câu chuyện du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với từng thời điểm trong năm...

Đại diện Sở Du lịch tỉnh và các địa phương đã giải đáp một số thắc mắc, đồng thời tiếp thu các ý kiến đóng góp để có phương án xây dựng và thúc đẩy du lịch địa phương; kết nối du lịch các huyện vùng Đông Bắc của tỉnh, mở ra cơ hội cho du lịch Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để trang phục dân tộc thành sản phẩm du lịch

Để trang phục dân tộc thành sản phẩm du lịch

Trang phục các dân tộc thiểu số không chỉ phản ánh đặc trưng văn hóa tộc người mà còn là tài nguyên phát triển du lịch. Tỉnh Lào Cai có 25 dân tộc cùng sinh sống tạo nên sự đa dạng, phong phú trong sắc màu trang phục, trở thành nguồn tài nguyên đầy tiềm năng để khai thác phát triển du lịch.

Hà Giang sẵn sàng đón du khách trong mùa hoa tam giác mạch

Hà Giang sẵn sàng đón du khách trong mùa hoa tam giác mạch

Ông Nguyễn Hồng Hải - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang khẳng định hiện nay địa phương sẵn sàng đón khách du lịch tham quan, trải nghiệm một cách an toàn, thuận tiện. Lễ hội Hoa tam giác mạch Hà Giang dự kiến được tổ chức trong quý IV năm nay.

[Ảnh] Bình yên hồ Cán Cấu

[Ảnh] Bình yên hồ Cán Cấu

Trong tiết trời Thu, hồ Cán Cấu (Si Ma Cai) đang độ đẹp nhất trong năm. Bao quanh bởi những núi đá cao sừng sững, hồ nước trong xanh hiện ra đẹp như tranh vẽ.

Chuyên nghiệp hóa ngành du lịch cưới

Chuyên nghiệp hóa ngành du lịch cưới

Sở hữu ưu thế về tài nguyên tự nhiên và nhân văn đặc sắc cùng chi phí tổ chức sự kiện hấp dẫn, Việt Nam đang dần ghi tên mình trong danh sách những điểm đến du lịch cưới của thế giới, nhất là sau khi nhiều cặp đôi siêu giàu Ấn Ðộ chọn Việt Nam để tổ chức những đám cưới xa hoa. Tuy nhiên, để đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực đã đi trước Việt Nam nhiều năm trong khai thác du lịch cưới như Thái Lan, Indonesia, Singapore…, ngành du lịch nước ta còn nhiều việc cần làm.

Nâng tầm điện ảnh, mở lối du lịch

Nâng tầm điện ảnh, mở lối du lịch

Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong ngành điện ảnh và du lịch. Và chương trình xúc tiến du lịch, điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới” diễn ra tại thành phố Los Angeles (tiểu bang California, Hoa Kỳ), được cho là một bước đột phá nhiều tham vọng.

Bình yên làng cổ Phước Tích

Bình yên làng cổ Phước Tích

Phước Tích được coi là một trong 3 ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam. Chỉ cần bước chậm qua cổng làng là đã cảm nhận được sự yên bình, xanh mát. Ở ngôi làng hơn 500 năm tuổi, người làng Phước Tích chỉ duy nhất gắn bó với một nghề cho đến tận bây giờ…

“Bắt tay” đưa du lịch đi xa

“Bắt tay” đưa du lịch đi xa

Nhằm nỗ lực đưa du lịch tiếp tục phát triển giữa bối cảnh kinh tế còn khó khăn, thị xã Sa Pa đã tăng cường mở rộng hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước. Nhờ vậy, du lịch của Sa Pa đạt được nhiều kết quả tích cực.

[Ảnh] Sa Pa bồng bềnh sương mây

[Ảnh] Sa Pa bồng bềnh sương mây

Hiện đang là đầu mùa mây Sa Pa. Đến với Sa Pa dịp này, ngoài việc khám phá các bản làng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, hưởng tiết trời thu trong lành, mát dịu xen cả chút rét ngọt đầu đông, du khách còn được mãn nhãn với cảnh sắc mây trời huyền ảo như chốn bồng lai.

Cùng ngắm trung tâm thị xã Sa Pa từ trên cao giữa bồng bềnh sương mây.

Khám phá Vân Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai

Khám phá Vân Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đến Vân Nam (Trung Quốc) có nhiều điểm đến hấp dẫn như Hà Khẩu, Di Lặc, Kiến Thủy, Mông Tự. Hiện có nhiều tour 1 ngày, 3 ngày 2 đêm, 4 ngày 3 đêm,… du khách tha hồ lựa chọn để có những trải nghiệm thú vị nhất. Du lịch Vân Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai góp phần thúc đẩy du lịch Lào Cai và thắt chặt tình hữu nghị 2 nước. Dưới đây là một số điểm đến hấp dẫn gợi ý cho du khách trong hành trình khám phá Vân Nam.

fbytzltw