Huyền bí nghi lễ "sinh ra lần thứ hai" của người Dao áo dài ở Hà Giang

Mùa nông nhàn cuối năm, ông Triệu Văn Mành, thôn Mào Phìn, Hà Giang chọn ngày lành tháng tốt tổ chức lễ cấp sắc cho con trai cả Triệu Văn Mạn (28 tuổi).

Thôn Mào Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, cách trung tâm thành phố Hà Giang 20km. Trong văn hoá tâm linh của người dân tộc Dao, nghi lễ cấp sắc là một sự kiện trọng đại của cả dòng họ, khẳng định sự trưởng thành và vai trò của người đàn ông trong gia đình và cộng đồng. Nghi lễ này thể hiện rõ nét đạo lý thông qua những lời răn giữ gìn phong tục, không bỏ tập quán; hướng con người tới những điều thiện, trọng nghĩa tình.

Người Dao áo dài mỗi lần chỉ cấp sắc cho một người và tại nhà người đó. Lễ cấp sắc được làm lần lượt theo thế hệ và thứ bậc: Ông, bố, anh, em…

Theo quan niệm của người Dao áo dài, người con trai nếu chưa được làm lễ Cấp sắc thì chưa được lấy vợ, chưa được coi là người trưởng thành cho dù có nhiều tuổi đến mấy.

Độ tuổi được cấp sắc từ 11 - 19 là đẹp nhất. Đối với trường hợp của anh Mạn, tuy đã lập gia đình nhưng vào thời điểm anh Mạn đủ tuổi để thực hiện lễ cấp sắc thì điều kiện kinh tế không cho phép.

Tại lễ cấp sắc của anh Mạn, có lễ "Quá tăng", cấp 3 đèn, 36 âm binh được thực hiện bởi 3 thầy cả, 3 thầy phụ và 12 người giúp việc cho thầy.

Họ được truyền dạy những nghi lễ, bài cúng viết bằng chữ Nôm để có thể thay mặt người được cấp sắc giao tiếp với Tổ tiên và các vị thần trong hệ thống tín ngưỡng của người Dao. Tất cả đều được coi là những người cha tinh thần của “đứa trẻ”.

Không gian lễ cúng được thể hiện như một thế giới của người đang sống. Hai đàn cúng đối diện nhau, một bên là thần thánh, một bên là tổ tiên. Đông đảo dân làng, họ hàng được mời đến dự lễ.

Trước khi làm lễ, anh Mạn phải ngồi biệt lập trong phòng, ăn chay và không tiếp xúc nói chuyện với người ngoài.

Vào khoảng 10 giờ tối, tiếng chuông, tiếng trống vang lên, lễ cấp sắc cho anh Triệu Văn Mạn được bắt đầu.

Lễ cấp sắc được thực hiện xuyên đêm. Các thầy cúng thay nhau thực hiện các bài lễ. Người Dao áo dài có một nghi thức gọi là hóa kiếp hay còn gọi là nghi lễ lên đài và hạ đài. Người được cấp sắc ngồi trên đàn cúng và thầy cúng thực hiện các nghi lễ tượng trưng cho việc được sinh ra. Mọi người xung quanh giơ cao chiếc võng - biểu tượng của chiếc bào thai - lên đỡ, thầy đứng trên đàn sẽ đẩy “đứa trẻ”.

Người thụ lễ được đưa lên đàn cúng và anh phải ngồi ở tư thế bào thai trong bụng mẹ, mặt luôn hướng về phía đàn (hướng nam).

Sau khi “ngã” vào, thầy cúng lập tức lấy chăn che “gói” tròn lại kín mít như hình ảnh của một đứa bé trong bào thai được đầu thai lần thứ hai.

Người đeo mặt nạ Kadong xuất hiện diễn trò chạy tìm bắn con thú. Chiếc mặt nạ với mục đích đối phó với ma quỷ, cung tên sử dụng săn thú để nuôi con.

Những miếng ăn đầu tiên của anh Mạn sau khi được “sinh ra lần thứ hai”.

Những lời giáo huấn này được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng giám của thần linh, trời đất, tổ tiên và trước cả cộng đồng dòng tộc nên có tác dụng rất lớn.

Theo báo Lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

 Si Ma Cai: hoàn thành thu thập hồ sơ cấp căn cước cho người đủ điều kiện

Si Ma Cai: hoàn thành thu thập hồ sơ cấp căn cước cho người đủ điều kiện

Đến thời điểm hiện tại, huyện Si Ma Cai đã hoàn thành thu nhận hồ sơ cấp căn cước cho 13.295 trường hợp công dân đủ điều kiện cả 3 lứa tuổi (từ 0-6 tuổi, từ 6-14 tuổi, từ 14 tuổi trở lên), trở thành địa phương cấp huyện đầu tiên trong tỉnh hoàn thành 100% chỉ tiêu, đánh dấu nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Nơi gửi trao niềm tin và hy vọng

Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024) Nơi gửi trao niềm tin và hy vọng

Với phương châm “1 đồng đến, 1 đồng đi”, phong trào vận động xây dựng nhà Chữ thập đỏ của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai đã mang đến cơ hội cho hàng trăm người nghèo, người dễ bị tổn thương được sống trong ngôi nhà mới khang trang; được hỗ trợ sinh kế để phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Đưa pháp luật đến với học sinh biên giới

Đưa pháp luật đến với học sinh biên giới

Những năm qua, các trường học trên địa bàn biên giới đã có nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần giúp học sinh hình thành ý thức, thói quen “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Văn Bàn: Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Ngày 22/11, tại thôn Nậm Cọ, xã Khánh Yên Thượng, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Văn Bàn đã tổ chức Chương trình truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình”. Chương trình truyền thông nằm trong khuôn khổ mục tiêu Dự án 8 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì.

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng, gió Đông Nam cấp 2; đêm về sáng trời lạnh, vùng cao và núi cao trời rét đậm, có nơi có sương mù.

Gặp mặt, tuyên dương tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại thôn Làng Nủ

Gặp mặt, tuyên dương tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại thôn Làng Nủ

Chiều 21/11, tại Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 (Quân khu 2), Huyện ủy Bảo Yên phối hợp với Đảng ủy Trung đoàn 98 tổ chức gặp mặt, tuyên dương tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

fbytzltw