Huyện Bảo Thắng: Một nữ sinh nhập viện sau khi bị bạn cùng lớp đánh

Ngày 13/10, trao đổi với phóng viên Báo Lào Cai, thầy giáo Nguyễn Văn Hoàng, Hiệu trưởng Trường THCS Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) xác nhận một nữ sinh của trường phải nhập viện điều trị sau khi bị một bạn nữ cùng lớp đánh. Đây cũng là vụ bạo lực học đường đầu tiên xảy ra tại nhà trường.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

2 ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một nữ sinh bị một bạn nữ cùng lớp giật tóc, cầm mũ bảo hiểm đánh liên tục vào vùng đầu, vai. Sự việc xảy ra tại một lớp học thuộc Trường THCS Bản Cầm vào chiều 11/10 trước sự chứng kiến, “cổ vũ” của nhiều học sinh khác cùng lớp.

Nữ sinh bị đánh là em L.Q.L, học sinh lớp 9, Trường THCS Bản Cầm. Sau khi clip được mẹ của L. đăng tải lên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý, bình luận của cộng đồng. Đa phần ý kiến đều bức xúc trước sự việc cũng như thái độ thờ ơ của nhóm học sinh đứng ngoài xem và quay clip.

387481894_2178728088978139_6082114015894753649_n.jpg
Hình ảnh em L.Q.L bị bạn đánh được trích xuất từ clip.

Trao đổi với phóng viên, thầy giáo Nguyễn Văn Hoàng, Hiệu trưởng Trường THCS Bản Cầm cho biết: Sự việc diễn ra tại khuôn viên nhà trường sau khi học sinh tan học buổi chiều. Nguyên nhân ban đầu là do mâu thuẫn giữa học sinh L.Q.L và học sinh L.B.N (là bạn học cùng lớp). Em L. có những lời nói “kỳ thị” về vóc dáng của N. và hai bên có lời qua tiếng lại từ ngày 10/10. Đến chiều 11/10, cả hai hẹn nhau ở lại lớp sau khi tan học để "giải quyết mâu thuẫn".

Ngay sau khi nhận thông tin, nhà trường đã tới thăm hỏi, động viên tinh thần em L. và gia đình. Cùng với đó, Trường THCS Bản Cầm đã báo cáo sự việc đến Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng, đồng thời phối hợp cùng Công an xã Bản Cầm làm việc với các học sinh liên quan và phụ huynh học sinh. Sau khi có kết luận, trường sẽ đưa ra biện pháp xử lý kỷ luật những học sinh liên quan.

IMG_4270.JPG
Sự việc diễn ra tại Trường THCS Bản Cầm, huyện Bảo Thắng.

Đau lòng khi sự việc xảy ra liên quan đến học sinh do mình chủ nhiệm, cô giáo Phạm Thị Hiền cho biết: Khi sự việc diễn ra, tại trường vẫn có giáo viên ở khu tập thể và nhân viên bảo vệ, tuy nhiên các học sinh cùng lớp không báo cáo hay can ngăn nên mới xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy. Sự việc này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý học sinh, phụ huynh và giáo viên nhà trường.

Không giấu nổi bức xúc trước hành vi "côn đồ" của nhóm học sinh đối với con gái mình, chị L.T.T cho hay: Gia đình biết chuyện khi con gái về nhà mà trên người, trên mặt và đầu đầy vết xây xước, bầm tím. Ban đầu, gia đình cũng chỉ nghĩ va chạm đơn thuần giữa các con ở trường. Tuy nhiên khi xem clip ghi lại thì xót xa đến thắt lòng.

“L. bị khuyết tật ở chân, đi lại khó khăn nên việc học hành không được thuận lợi như các bạn. Giờ thêm vụ việc bị bạo hành, tôi lo lắng con sẽ khó đạt kết quả như mong muốn ở năm học cuối cấp này. Nguyện vọng của gia đình là học sinh đánh L. phải nhận thức rõ hành vi sai trái của mình, đồng thời ngành giáo dục huyện và lực lượng chức năng địa phương phải làm rõ ràng vụ việc, giáo dục học sinh để không còn hành vi bạo lực xảy ra với những học sinh khác” - chị T. nói.

IMG_4293.JPG
Chị T. (mẹ của L.) mong muốn sự việc được xác minh làm rõ và xử lý nghiêm.

Bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa thành phố Lào Cai cho biết: Bệnh nhân L. (15 tuổi) nhập viện chiều 11/10, trong tình trạng tỉnh táo, đau nhiều vùng đỉnh trái, cổ trái và lưng trái. Các bác sĩ đã tiến hành chụp CT sọ, X-quang đốt sống cổ và các kiểm tra cần thiết. Kết quả kiểm tra không có tổn thương xương và không có máu tụ trong. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân vẫn đau nhiều và mức độ đau tăng khi vận động, có biểu hiện đau đầu và buồn nôn. Chúng tôi chẩn đoán học sinh này bị đa chấn thương phần mềm và có chấn thương não.

_MG_4278.JPG
_MG_4288.JPG
Các bác sĩ đã tiến hành chụp CT sọ, X-quang đốt sống cổ và các kiểm tra cần thiết, đồng thời thường xuyên theo dõi tình trạng của học sinh L.

Trao đổi với phóng viên về vụ việc, bà Bùi Thị Hải Vân, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng cho biết: Khi nhận được báo cáo của Trường THCS xã Bản Cầm, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã chỉ đạo Ban Giám hiệu nhà trường đến thăm hỏi, động viên học sinh bị đánh để nắm bắt tình hình sức khỏe, tâm lý học sinh; tổ chức họp đối với những giáo viên, học sinh, phụ huynh có liên quan để làm rõ sự việc, tiến hành kiểm điểm và xử lý kỷ luật; báo cáo chính quyền địa phương, phối hợp với Công an xã giải quyết sự việc theo quy định của pháp luật.

IMG_4266.JPG
Phóng viên Báo Lào Cai sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc.

"Hiện ngành giáo dục huyện và nhà trường đang chờ đợi kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng để có biện pháp kỷ luật các học sinh có hành vi bạo lực học đường. Chúng tôi kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật để chấn chỉnh, chấm dứt tình trạng trên" - bà Bùi Thị Hải Vân khẳng định.

Báo Lào Cai sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giao điện thoại cho học sinh từ sớm, quản lý thế nào?

Giao điện thoại cho học sinh từ sớm, quản lý thế nào?

Với lí do thuận tiện liên lạc đưa đón và phục vụ việc học, nhiều phụ huynh sớm trang bị điện thoại thông minh cho con. Có em chập chững vào lớp 1 bậc tiểu học đã sở hữu điện thoại đời mới. Ấy nhưng, giao thiết bị và quản lý con sử dụng thế nào không phải phụ huynh nào cũng nghĩ đến và làm được.

Gần 500 học sinh tham gia Chương trình phổ biến pháp luật với chủ đề “Phòng chống tệ nạn xã hội – HIV/AIDS và Bạo lực học đường”

Gần 500 học sinh tham gia Chương trình phổ biến pháp luật với chủ đề “Phòng chống tệ nạn xã hội – HIV/AIDS và Bạo lực học đường”

Sáng 27/11, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên thành phố Lào Cai phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng tổ chức Chương trình phổ biến pháp luật với chủ đề “Phòng chống tệ nạn xã hội – HIV/AIDS và bạo lực học đường”.

Ngày hội lan tỏa văn hóa đọc năm 2023

Ngày hội lan tỏa văn hóa đọc năm 2023

Ngày 25/11, tại Trường THCS xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, Trường THCS xã Bản Cầm phối hợp với Dự án Trí tuệ Việt Nam tổ chức Ngày hội lan tỏa văn hóa đọc năm 2023 với chủ đề: “Gieo mầm đọc sách - thổi hồn nhân cách”.

Khởi sắc giáo dục ở xã nghèo

Khởi sắc giáo dục ở xã nghèo

Mặc dù là 1 trong 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, nhưng giáo dục ở Hoàng Thu Phố (Bắc Hà) lại có nhiều khởi sắc. Đó không chỉ là cơ sở vật chất, trường lớp khang trang, tỷ lệ chuyên cần được duy trì ổn định, mà còn là sự thay đổi sâu sắc trong tư duy, nhận thức của người dân về sự học của con em mình.

Dừng chính sách cho học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn vay vốn mua máy tính học trực tuyến

Dừng chính sách cho học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn vay vốn mua máy tính học trực tuyến

Ngày 20/11, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 195/NQ-CP về việc dừng chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến tại Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Tình yêu trên hành trình "gieo chữ"

Tình yêu trên hành trình "gieo chữ"

Trên hành trình “gieo chữ”, có những thầy giáo, cô giáo nên duyên vợ chồng. Bằng tình yêu nghề và tình yêu đôi lứa, họ đã cùng nhau vun đắp ước mơ cho bao thế hệ học trò.

Thêm yêu nguồn cội

Thêm yêu nguồn cội

Tại Trường Tiểu học số 1 Sín Chéng, xã Sín Chéng (Si Ma Cai), văn hóa truyền thống đang được gìn giữ, đưa vào hoạt động giáo dục nhằm bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, lưu giữ những tinh hoa từ nguồn cội.

"Cõng" chữ lên non

"Cõng" chữ lên non

“Bản làng yêu ơi em rời phố thị/Vượt núi băng rừng cõng cái chữ lên non/Dẫu nắng mưa hay mùa đông giá lạnh/Cùng các em thơ vượt núi đến trường...”. Đó là lời bài hát “Em là cô giáo vùng cao” đã theo chân những người đang miệt mài “gánh cái chữ băng rừng lội suối” nơi vùng cao.

fb yt zl tw