Hợp Thành - Tiềm năng du lịch ven đô

Ngay trong những ngày đầu xuân 2024, xã Hợp Thành đã tổ chức thành công Lễ hội Xuống đồng, Lễ hội Thành hoàng làng và cúng rừng cấm thu hút hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan.

Màu be Phẳng & Tối giản Ảnh chụp lấy liền Ảnh ghép Bài đăng Instagram.jpg
Rất đông khách du lịch đến Hợp Thành vào dịp cuối tuần hoặc lễ hội.

Có mặt tại Lễ hội Thành hoàng làng và cúng rừng cấm xã Hợp Thành, chị Lê Thu Hằng (phường Kim Tân, thành phố Lào Cai) chia sẻ: Biết thông tin qua những người bạn về lễ hội nên gia đình tôi đã đến đây. Tôi rất thích những lễ hội như này bởi có nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Cùng với đó là Hợp Thành cách trung tâm thành phố không xa nên thuận tiện cho việc đi lại. Nói chung, Hợp Thành đang là điểm đến mà nhiều người lựa chọn trải nghiệm cùng gia đình vào ngày lễ và các dịp cuối tuần. Đặc biệt, xã có chợ phiên vào ngày Chủ nhật không khác gì chợ phiên vùng cao nên tôi và gia đình thường xuyên đến.

Nằm ở khu vực giáp ranh của xã Hợp Thành và xã Tả Phời, chợ phiên Hợp Thành - Tả Phời đang là chợ phiên độc đáo thu hút đông du khách và đồng bào dân tộc thiểu số bản địa cùng người dân thành thị tới tham quan, mua sắm mỗi dịp cuối tuần. Tại chợ, người dân địa phương bày bán các loại nông sản do gia đình làm ra và có cả một số sản vật núi rừng như hoa chuối đỏ chỉ thiên, lan rừng, nấm linh chi, tam thất đen…

Bài đăng Instagram Ảnh ghép Ảnh Núi.jpg
Thác Nậm Rịa có nhiều phong cảnh đẹp.

Không chỉ có chợ phiên và lễ hội được quan tâm tổ chức, thời gian qua, xã Hợp Thành đã bảo tồn văn hóa của người dân tộc Xá Phó, Giáy, Tày, Dao địa phương để tạo sản phẩm hướng tới phát triển du lịch cộng đồng. Điển hình trong đó có làng nghề làm hương của người dân tộc Giáy, làng nghề thổ cẩm của dân tộc Xá Phó, làng nghề làm mộc và đan tre của người Tày… Bên cạnh đó, xã cũng vận động được một số hộ phát triển dịch vụ tham quan trải nghiệm, thưởng thức ẩm thực dân tộc địa phương, khai thác phong cảnh thiên nhiên rừng và thác Nậm Rịa…

Nông sản bản địa được bày bán tại chợ phiên Hợp Thành.JPG
Chợ phiên Hợp Thành có nhiều đặc sản của các dân tộc bản địa.

Ông Nông Văn Vảng, Bí thư Chi bộ thôn Cáng 1, xã Hợp Thành cho biết: Qua tuyên truyền của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Nhân dân trong thôn đã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phát triển một số sản phẩm như làm bánh chưng gù, bánh chưng đen, bánh ngô, bánh khúc và mở dịch vụ câu cá giải trí để phục vụ du khách, nâng cao thu nhập.

Văn nghê mang đậm bản sắc của người Tày xã Hợp Thành.jpg
nhân dân và du khách tham gia trò chơi dân gian tại lễ hội Thành Hoàng làng xã Hợp Thành.jpg
Nhộn nhịp trò chơi kéo co tại xã Hợp Thành.jpg
Địa phương còn giữ được nhiều bản sắc văn hóa các dân tộc.

Bà Nông Thị Thu Hà, Chủ tịch UBND xã Hợp Thành cho rằng, Hợp Thành là vùng ven của thành phố Lào Cai với thế mạnh nông nghiệp nhưng lại có nhiều điều kiện về tự nhiên và tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Để xây dựng xã trở thành điểm du lịch gần của thành phố, hằng năm xã đều huy động Nhân dân làm tốt công tác xây dựng nông thôn mới, tạo môi trường “xanh - sạch - đẹp” để tạo tiền đề thu hút du khách, đồng thời phát triển các câu lạc bộ giữ gìn bản sắc văn hóa, các nghi lễ văn hóa của người dân tộc bản địa để hướng tới phát triển du lịch.

Ngoài ra, đường giao thông kết nối đến xã được đầu tư, nâng cấp sạch, đẹp trên tiến trình xây dựng nông thôn mới. Chính quyền địa phương có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ. Nét đẹp văn hóa đậm đà hiện hữu trong từng góc nhỏ của các thôn bản. Tất cả giúp níu chân du khách mỗi khi đến với Hợp Thành.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw