Hợp tác xã thổ cẩm Tả Phìn đem việc làm đến cho chị em phụ nữ

Hợp tác xã thổ cẩm Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai) được thành lập từ hàng chục năm về trước, cho đến nay vẫn duy trì phát triển bền vững. Nhờ đó, đã tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng trăm chị em phụ nữ ở địa phương. Phóng viên Báo PNVN đã có cuộc trao đổi với bà Lý Mẩy Pham xoay quanh vấn đề này.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nhờ có HTX thổ cẩm, nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn có thể tham gia sản xuất hàng hóa tăng thu nhập.
Nhờ có HTX thổ cẩm, nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn có thể tham gia sản xuất hàng hóa tăng thu nhập.

PV: Xin bà cho biết về mô hình HTX thổ cẩm Tả Phìn

Bà Lý Mẩy Pham: Hợp tác xã thổ cẩm xã Tả Phìn, có lẽ là đơn vị đầu tiên ở Sa Pa được xây dựng và phát triển từ hàng chục năm nay. HTX đã thu hút hàng trăm hội viên Hội LHPN xã, mỗi năm cung ứng hàng chục nghìn đơn vị sản phẩm ra thị trường trong nước và ngoài nước. Nhờ đó đã đem lại nguồn thu nhập khá ổn định cho các hội viên ở mọi lứa tuổi.

Cho đến nay, HTX có hơn 140 hội viên, nhiều người là những phụ nữ lớn tuổi, không còn đủ sức khỏe để làm công việc ruộng nương nặng nhọc, nên việc tham gia HTX với họ rất phù hợp.

Sản phẩm do các hội viên sản xuất ra bao nhiêu, chúng tôi tiêu thụ hết bấy nhiêu. Vì đầu ra luôn bao tiêu rất tốt. Nhờ đó mà HTX thổ cẩm cũng khá thuận lợi.

Chị em phụ nữ người Dao ở HTX thổ cẩm Tả Phìn, xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai tích cực tham gia sản xuất hàng hóa thổ cẩm, nhờ đó có thêm nguồn thu nhập khá ổn định.
Chị em phụ nữ người Dao ở HTX thổ cẩm Tả Phìn, xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai tích cực tham gia sản xuất hàng hóa thổ cẩm, nhờ đó có thêm nguồn thu nhập khá ổn định.

PV: HTX đã làm thế nào để có đầu ra cho sản phẩm tốt như vậy?

Bà Lý Mẩy Pham: Việc này không phải riêng cá nhân tôi, mà ngay từ khi tôi chưa công tác ở Hội LHPN xã đã có những cán bộ Hội tiền nhiệm làm rồi. Khi đó, tôi cũng là thành viên tham gia đoàn đi tìm đầu ra cho sản phẩm. Sau này, chúng tôi cùng chị em trong HTX tiếp tục đẩy mạnh hơn công việc này. Nhưng khâu quan trọng nhất vẫn là việc cập nhật mẫu mã, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, rồi triển khai tới hội viên để sản xuất đúng thứ hàng mà doanh nghiệp cần và người tiêu dùng ưa chuộng.

Ví dụ, năm nay họ thích những mẫu mã kiểu hoa văn truyền thống, với chất liệu thô mộc. Nhưng năm sau, họ lại thích mẫu mã, hoa văn khác. Nếu mình không cập nhật, hàng do chị em sản xuất ra không bán gây khó khăn cho tất cả thành viên.

Bà Lý Mẩy Pham, Chủ tịch Hội LHPN xã Tả Phìn (ngoài cùng bên phải), trong đoàn giới thiệu về sản phẩm thổ cẩm của người Dao đỏ ở xã Tả Phìn.
Bà Lý Mẩy Pham, Chủ tịch Hội LHPN xã Tả Phìn (ngoài cùng bên phải), trong đoàn giới thiệu về sản phẩm thổ cẩm của người Dao đỏ ở xã Tả Phìn.

Từ hàng chục năm nay, chúng tôi luôn đề cao sản phẩm phải phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, của khách hàng. Bởi lẽ theo chủ quan của mình thì chất lượng sản phẩm được cho là tốt, nhưng với khách hàng thì lại chưa đảm bảo. Nếu như vậy thì mình khó thành công được.

Hiện nay chúng tôi có một số đối tác ở Hà Nội, họ đã nhập hàng của chúng tôi từ hàng chục năm nay, sau đó xuất đi thị trường nước ngoài, nên đầu ra cho đến nay cũng khá ổn.

PV: Theo bà, bí quyết để giữ ổn định và duy trì sự phát triển của HTX thổ cẩm Tả Phìn là gì?

Bà Lý Mẩy Pham: Tôi cho rằng đó là uy tín và chất lượng của sản phẩm, cùng với sự điều phối công việc sản xuất hàng hóa hợp tình, hợp lý.

Đó là kiểm soát tốt chất lượng từng sản phẩm các chị em sản xuất ra, đảm bảo về mặt thời gian tiến độ với đối tác. Và việc điều phối phân công sản xuất cũng phải rõ ràng, hợp lý. Nhưng trong đó cũng phải ưu tiên những phụ nữ lớn tuổi, không còn sức làm công việc lao động nặng nhọc nữa. Từ đó giúp chị em có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho bản thân và gia đình.

Nếu đảm bảo các yếu tố đó thì công việc sản xuất hàng hóa mới đảm bảo duy trì được sự bền vững.

PV: Hiện nay HTX thổ cẩm Tả Phìn có chiến lược phát triển mở rộng quy mô không?

Bà Lý Mẩy Pham: Về quy mô sản xuất, chúng tôi vẫn đang duy trì việc đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị đặt hàng. Mọi thứ vẫn đang trong sự ổn định. Thế nhưng về lâu về dài, chúng tôi cũng luôn phải tính đến sự bền vững của đầu ra sản phẩm, cố gắng tránh những biến cố có thể xảy ra, ảnh hưởng xấu đến công việc sản xuất của chị em.

Bà Lý Mẩy Pham (bên trái) giới thiệu sản phẩm thổ cẩm với khách hàng.
Bà Lý Mẩy Pham (bên trái) giới thiệu sản phẩm thổ cẩm với khách hàng.

Còn về mở rộng quy mô, nâng cao sản lượng, thì quả thực là cũng hơi khó, vì tất cả sản phẩm của chúng tôi đều sản xuất thủ công. Nếu như mình tăng sản lượng quá nhiều, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nếu chất lượng không đảm bảo, thì thật khó đáp ứng được yêu cầu của đơn vị đối tác. Nên chúng tôi ưu tiên đến chất lượng hơn là số lượng.

Điều quan trọng đối với chúng tôi, đó là mọi chị em, từ người trẻ đến người lớn tuổi, đều có thể tham gia sản xuất, có thu nhập, và công việc cũng khá đều đặn, bất kể ngày nắng, ngày mưa, sớm tối, chị em đều có việc làm thêm. Đấy là tính ưu việt lớn mà HTX thổ cẩm đem lại cho các chị em hội viên của mình.

Xin cảm ơn bà.

Theo Phụ nữ Việt Nam null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội thăm hỏi, kiểm tra hoạt động của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai và Cơ sở cai nghiện ma túy số 1

Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội thăm hỏi, kiểm tra hoạt động của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai và Cơ sở cai nghiện ma túy số 1

Chiều 17/11, Đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội cùng đoàn công tác đã tới thăm hỏi, kiểm tra hoạt động của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai và Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 (Xuân Quang - Bảo Thắng).

Tăng quy mô, nâng chất lượng

Trường Cao đẳng Lào Cai sau 5 năm sáp nhập: Tăng quy mô, nâng chất lượng

Ngày 1/11/2018, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định số 1522 về việc sáp nhập Trường Trung học Y tế Lào Cai, Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai vào Trường Cao đẳng Lào Cai nhằm đảm bảo mục tiêu không chỉ tận dụng được cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên hiện có mà còn nâng cao hiệu quả đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

Mái ấm cho đoàn viên, lao động

Mái ấm cho đoàn viên, lao động

Từ nguồn Quỹ “Xã hội công đoàn Lào Cai”, đã có hàng nghìn đoàn viên công đoàn, người lao động của tỉnh được thăm, động viên, tặng quà và hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà “Mái ấm công đoàn”, giúp đoàn viên an tâm, có thêm động lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống, vươn lên trong công tác.

Quan tâm giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mường Khương: Quan tâm giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mường Khương là huyện vùng cao biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 88%, nguồn lao động dồi dào, đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng với hơn 42.000 người trong độ tuổi lao động (chiếm 63% dân số). Tuy nhiên, mặt bằng dân trí không đồng đều, việc làm của người dân thường bấp bênh, không ổn định. Vì vậy những năm qua, huyện Mường Khương luôn quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân.

Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Hiện nay, công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo ATVSLĐ dần được nâng lên. Tuy nhiên, tình hình tai nạn lao động đang có những diễn biến phức tạp, cần có những giải pháp thiết thực hơn để giải quyết tình trạng này.

Khi phụ nữ làm nghề nam giới

Khi phụ nữ làm nghề nam giới

Vệ sĩ, lái xe, phụ xây… những công việc tưởng chừng chỉ dành cho đàn ông nhưng vì “cơm áo gạo tiền”, những phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng phải mưu sinh bằng những nghề vất vả này.

Liên đoàn Lao động huyện Mường Khương: Hướng về đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Mường Khương: Hướng về đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mường Khương đang quản lý 2.318 đoàn viên, sinh hoạt tại 89 công đoàn cơ sở. Tập trung đổi mới hoạt động công đoàn, nhất là tăng cường hướng về cơ sở, LĐLĐ huyện Mường Khương đã thực hiện tốt chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, chăm lo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động và các hoạt động xã hội từ thiện công đoàn.

Vừa học vừa… khởi nghiệp

Vừa học vừa… khởi nghiệp

Không chỉ kết hợp giữa lý thuyết với thực hành trong đào tạo nghề, học sinh còn được khởi nghiệp, mang lại “lợi ích kép”. Đó là cách làm mới của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Lào Cai.

[Infographic] Nhà nước hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài

[Infographic] Nhà nước hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài

Ngày 15/8/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Thông tư quy định rõ về hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài.

51,3 triệu lao động có việc làm trong quý III của năm 2023

51,3 triệu lao động có việc làm trong quý III của năm 2023

Tình hình lao động, việc làm có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động, việc làm tăng chậm do tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chủ yếu do đơn hàng sản xuất của các doanh nghiệp thấp; đời sống của hộ dân cư được cải thiện. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được các cấp từ trung ương đến địa phương quan tâm thực hiện.

fb yt zl tw