Hội nghị bộ trưởng tài chính G20 kết thúc mà không đạt được đồng thuận

Ngày 27/2, Nam Phi đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng khi các cuộc đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) mà Nam Phi tổ chức đã kết thúc mà không đạt được đồng thuận.

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, hội nghị kéo dài hai ngày tại thành phố Cape Town đã kết thúc mà không đưa ra được thông cáo chung. Tuy nhiên, một "bản tóm tắt của chủ tọa" do nước chủ nhà đưa ra cho biết những người tham gia "đã nhắc lại cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ".

Bản tóm tắt nói thêm rằng các nước tham gia đã "ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, không phân biệt đối xử, công bằng, cởi mở, toàn diện, bình đẳng, bền vững và minh bạch", sử dụng một số từ mà chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phản đối mạnh mẽ.

Nam Phi hy vọng biến G20 thành một nền tảng để gây áp lực buộc các nước giàu phải hành động nhiều hơn để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, hỗ trợ nhiều hơn cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh của các nước nghèo hơn và cải cách một hệ thống tài chính ưu tiên các ngân hàng đầu tư với cái giá phải trả là các quốc gia có chủ quyền nghèo.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã bị lu mờ bởi sự vắng mặt của bộ trưởng tài chính một số quốc gia thành viên chủ chốt bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản và việc cắt giảm viện trợ nước ngoài của các nền kinh tế lớn như Mỹ và Anh, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Bộ trưởng Tài chính Nam Phi Enoch Godongwana cho biết ông "không vui" khi cuộc họp G20 không thể đưa ra thông cáo chung. Ông cho biết: "Tôi sẽ không nêu tên... bất kỳ quốc gia cụ thể nào, nhưng các vấn đề về khí hậu đang trở thành thách thức lần đầu tiên. Tôi nghĩ rằng có quan điểm cho rằng chúng ta nên ưu tiên những thứ khác ngoài việc tài trợ khí hậu cần thiết".

Trong cuộc họp báo trước đó, ông Godongwana cho biết mặc dù có sự khác biệt về quan điểm về cách tiến hành hành động ứng phó với khí hậu, song "đã có sự đồng thuận chung chống lại chủ nghĩa bảo hộ và sự phân mảnh kinh tế".

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp rằng "quan điểm chung của G20 là nếu những rủi ro bất lợi như căng thẳng địa chính trị và gián đoạn chuỗi cung ứng xảy ra, điều đó có thể cản trở mục tiêu của G20 là đạt được tăng trưởng toàn cầu bền vững và cân bằng".

Về nền kinh tế toàn cầu, bản tóm tắt lưu ý rằng các mô hình tăng trưởng khác nhau giữa các nền kinh tế và cho biết nhiều rủi ro và xu hướng khác nhau đã được thảo luận. Bản tóm tắt có đoạn: "Lạm phát đã giảm, được hỗ trợ bởi các chính sách tiền tệ được điều chỉnh hiệu quả và việc tháo gỡ các cú sốc về cung, mặc dù có tiến triển khác nhau giữa các quốc gia".

Bản tóm tắt của quốc gia đảm nhiệm cương vị chủ tịch đã trở thành một đặc điểm của các cuộc họp đa phương mà những người tham gia không đạt được sự đồng thuận chính thức. Các nước G20 chiếm 85% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu và 75% thương mại quốc tế. Nhóm này được thành lập để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1999 nhằm cải thiện hợp tác trong việc giải quyết các cú sốc xuyên biên giới quốc gia.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw