Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua nghị quyết của Việt Nam và các nước

Ngày 12/7, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đã kết thúc khóa họp thường kỳ lần thứ 56 với 25 nghị quyết và quyết định được thông qua, trong đó có nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người do Việt Nam, Bangladesh và Philipines đề xuất, soạn thảo.

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt trong khuôn khổ Khóa họp 56 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva. Ảnh: Anh Hiển/PV TTXVN tại Geneva

Khóa họp lần này của Hội đồng Nhân quyền LHQ thu hút sự tham dự của đông đảo đại diện các nước, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ. Khóa họp gồm 5 phiên thảo luận chuyên đề, các phiên thảo luận và đối thoại về 37 thủ tục đặc biệt cùng các cơ chế nhân quyền của LHQ, và nhiều phiên tham vấn về các dự thảo nghị quyết. Bên cạnh những nghị quyết và quyết định được thông qua, Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng đã hoàn thành thủ tục về Báo cáo UPR chu kỳ IV của 14 nước.

Tại khóa họp lần này, Đại sứ Mai Phan Dũng cùng đoàn Việt Nam đã tham gia tích cực trong quá trình xây dựng, giới thiệu nghị quyết hằng năm của Hội đồng Nhân quyền LHQ, phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, cũng như trong ứng phó biến đổi khí hậu, đồng thời góp phần thực hiện chính sách đối ngoại chủ động, tích cực, có trách nhiệm với các vấn đề chung của cộng đồng quốc tế. Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người được Việt Nam, Bangladesh và Philippines giới thiệu từ năm 2008. Ngày 10/7, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã đồng thuận thông qua Nghị quyết năm 2024 về biến đổi khí hậu và quyền con người với chủ đề chuyển đổi công bằng. Đây là thành công của cả 3 phái đoàn từ việc đề xuất, soạn thảo nội dung đến tham vấn và vận động các nước thông qua.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tích cực tham gia và phát biểu tại khoá họp, trong đó có các phiên họp, phiên thảo luận về nhiều chủ đề như quyền con người, quyền sức khỏe, quyền giáo dục, đói nghèo cùng cực, chống phân biệt với phụ nữ và trẻ em gái…, cũng như tại các phiên thông qua báo cáo UPR của các nước. Cùng với các nước ASEAN, đoàn Việt Nam cũng đã có phát biểu chung về hợp tác kỹ thuật.

Trong suốt khóa họp, đoàn Việt Nam tích cực tiếp xúc, trao đổi, tham vấn với đoàn đại diện của các nước, tham gia xây dựng nội dung các văn kiện, đồng bảo trợ nhiều sáng kiến trên tinh thần đối thoại và hợp tác, thể hiện quan điểm, chính sách nhất quán, thành tựu của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người, góp phần cùng các nước đảm bảo hoạt động của Hội đồng Nhân quyền LHQ phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Đồng thời, cũng khẳng định phương châm của Việt Nam trong nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ 2023-2025 là Đối thoại và hợp tác, Tôn trọng và hiểu biết, Bảo đảm Quyền con người cho tất cả mọi người.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw