Hội đồng Bảo an LHQ dỡ bỏ cấm vận vũ khí với quân đội Cộng hòa Trung Phi

Theo phóng viên TTXVN tại New York, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 30/7 đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với quân đội Cộng hòa Trung Phi.

LHQ(1).jpg
Toàn cảnh một cuộc họp của HĐBA LHQ tại New York, Mỹ. Ảnh minh họa

Nghị quyết số 2745 (2024) được thông qua với 15/15 phiếu thuận cũng kêu gọi tất cả các nước thực thi mọi giải pháp cần thiết để ngăn chặn nguồn cung ứng vũ khí và vật liệu liên quan cho các nhóm vũ trang tại Cộng hòa Trung Phi, kể cả trực tiếp hay gián tiếp. Các nước thành viên LHQ cũng có trách nhiệm thu giữ, đăng ký, tiêu hủy vũ khí, đạn dược, xe và thiết bị quân sự, bán quân sự với điểm đến cuối cùng là các nhóm vũ trang và các cá nhân liên quan ở nước này.

Ngoại trưởng Cộng hòa Trung phi Sylvie Baipo-Temon cho biết: “Chiến thắng ngoại giao này là bước đầu tiên khôi phục phẩm giá cho Cộng hòa Trung Phi và người dân nước này, đưa hoạt động ngoại giao của Trung Phi trở thành hình mẫu của sự kiên trì và quyết tâm trong nỗ lực tìm kiếm một thế giới công bằng hơn”.

LHQ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Cộng hòa Trung Phi từ năm 2013 sau khi liên minh các nhóm vũ trang lật đổ chế độ của Tổng thống François Bozizé và đẩy nước này rơi vào cuộc nội chiến, khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Tuy nhiên, sau đó lệnh cấm đã được nới lỏng dần do chính quyền Cộng hòa Trung Phi cho rằng biện pháp này khiến quân đội gặp nhiều bất lợi trước lực lượng nổi dậy vốn có thể mua vũ khí trên thị trường chợ đen.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

fb yt zl tw