Hỗ trợ phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số

Rất nhiều lợi ích mà chuyển đổi số có thể mang lại cho phụ nữ, đặc biệt các nhóm phụ nữ yếu thế như khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, dịch vụ xã hội. Từ đó, chị em có cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề và cơ hội tự phát triển bản thân…

to-chuc-cuoc-thi-ung-dung-cong-n-3036-1637.jpg
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hưng Yên ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội. Ảnh: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào quá trình chuyển đổi số không chỉ vì mục tiêu bình đẳng giới mà còn mang lại lợi ích kinh tế và hiệu quả khi quá trình này có được quan điểm, kinh nghiệm của tất cả các nhóm đối tượng, trong đó có hội viên, phụ nữ người dân tộc thiểu số.

Thời gian qua, chị Linh Thị Phương, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) đã xây dựng video truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước bằng tiếng dân tộc Mông, trình chiếu trong các buổi sinh hoạt chi hội và mạng xã hội, thu hút sự quan tâm, theo dõi của cán bộ, hội viên, phụ nữ.

Đây được coi là một trong những điểm mới sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức cho người dân tộc thiểu số. Chị Linh Thị Phương còn là một trong hai tác giả đoạt giải nhất cuộc thi “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội” năm 2024 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức.

Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Khâu Vai luôn thực hiện tốt phong trào thi đua, các cuộc vận động và nhiệm vụ trọng tâm của công tác hội. Tuy nhiên, với một xã vùng cao, địa bàn rộng, đời sống người dân còn nhiều khó khăn cho nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống sinh hoạt, sản xuất cũng như sinh hoạt hội còn nhiều hạn chế.

“Dựa vào tình hình thực tế ở địa phương, chúng tôi tìm ý tưởng, tiến hành xây dựng kịch bản, lựa chọn diễn viên là những hội viên gương mẫu cùng nhau tập luyện, tiến hành quay phim bằng điện thoại di động rồi dựng sản phẩm bằng phần mềm trên máy vi tính. Những nội dung trình chiếu ngắn gọn, dễ hiểu, cảnh quay thực tế, gần gũi với đời sống của người dân và được làm thêm một phiên bản bằng tiếng dân tộc Mông, giúp việc tiếp cận đạt hiệu quả tốt nhất”, chị Phương chia sẻ.

Sau mỗi buổi trình chiếu video, người chủ trì buổi sinh hoạt sẽ giải đáp thêm cho các hội viên về những thông tin, kiến thức đã được tuyên truyền trong video, tăng hiệu quả sinh hoạt so với cách thức truyền thống.

Chị Phương cho biết, đối với các chi hội còn thiếu về cơ sở vật chất, Hội sẽ cho phát video qua hệ thống loa phát thanh của thôn hoặc loa kéo di động của Tổ truyền thông cộng đồng. Cùng với đó là đăng tải video lên các nhóm zalo của hội viên, nhằm tương tác, nhận được sự góp ý để hoàn thiện về nội dung, góp phần nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chi hội, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Trong bối cảnh hội nhập chuyển đổi số và hỗ trợ phụ nữ tham gia chuyển đổi số, để tránh những trường hợp vì thiếu kiến thức, kỹ năng cho nên trở thành nạn nhân của tội phạm lừa đảo qua mạng với nhiều hình thức tinh vi, Ban

Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Định đã xây dựng mô hình “Phụ nữ hội nhập an toàn trên môi trường mạng” với 40 thành viên tại phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn. Đây là mô hình thí điểm đầu tiên mà Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thành lập.

Hiện nay, mô hình sinh hoạt rất hiệu quả định kỳ một tháng/lần. Ban Chủ nhiệm mô hình mời các báo cáo viên là công an chuyên trách, tổ chức tập huấn cho các thành viên cách sử dụng mạng xã hội, chỉ ra những hành vi không lành mạnh trên không gian mạng..., để các chị hiểu thêm và tuyên truyền đến người thân trong gia đình. Mô hình được nhân rộng ra các huyện: Vĩnh Thạnh, Phù Cát… với hơn 70 thành viên.

Bên cạnh đó, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Bình Định tích cực hỗ trợ hội viên, phụ nữ tham gia phát triển kinh tế số thông qua các hoạt động tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh, hợp tác xã; vai trò, vị trí của phụ nữ trong phát triển kinh tế số.

Nội dung khác được chú trọng là bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng công nghệ để kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học trong sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ tham gia sàn giao dịch điện tử, các hoạt động kinh doanh trực tuyến phù hợp với quy định của pháp luật; tham gia thanh toán điện tử, hướng tới thanh toán không dùng tiền mặt. Đến nay, đã có bốn cơ sở hội ra mắt mô hình Tổ “Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh hoạt Hội”.

Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương cho biết, xác định là tổ chức tiên phong vì bình đẳng và phát triển của phụ nữ, hội ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hướng tới chuyển đổi số nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị của mình, hỗ trợ hội viên, phụ nữ hiệu quả vào tham gia quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Đội ngũ cán bộ hội các cấp đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, trau dồi nâng cao trình độ, đổi mới, sáng tạo, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và tổ chức triển khai các hoạt động hội; xây dựng tổ chức hội ngày một phát triển, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.

Hội viên phụ nữ cần tích cực học tập, chủ động tham gia, thích ứng với chuyển đổi số, nắm bắt và áp dụng khoa học-công nghệ nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc, phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng cuộc sống; tổ chức tốt gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái phù hợp trong bối cảnh công nghệ số; phát huy vai trò vừa là đối tượng thụ hưởng, vừa là chủ thể thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

AI góp phần thay đổi diện mạo ngành truyền thông

AI góp phần thay đổi diện mạo ngành truyền thông

Theo báo cáo của một nhóm chuyên gia thuộc Tân Hoa xã công bố ngày 14/10, trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi diện mạo của ngành truyền thông báo chí, đem đến các động lực sản xuất mới, nâng cao trải nghiệm người dùng và mang lại triển vọng đầy hứa hẹn cho ngành.

Đoàn công tác Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với tỉnh Lào Cai

Đoàn công tác Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với tỉnh Lào Cai

Chiều 14/10, Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông do đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc với tỉnh Lào Cai.

Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với ngành thông tin và truyền thông tỉnh Lào Cai

Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với ngành thông tin và truyền thông tỉnh Lào Cai

Sáng 14/10, Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông do đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số làm Trưởng đoàn đã làm việc với ngành thông tin và truyền thông tỉnh Lào Cai.

Lào Cai ban hành đề án về phát triển dữ liệu số, nâng cao năng lực quản trị số

Lào Cai ban hành đề án về phát triển dữ liệu số, nâng cao năng lực quản trị số

Ngày 11/10/2024, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định 2594/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển dữ liệu số, nâng cao năng lực quản trị số để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai năm 2025. Việc ban hành đề án là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm của chính quyền, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Cảnh báo 4 lỗ hổng an ninh mạng nguy hiểm đe dọa hệ thống thông tin tại Việt Nam

Cảnh báo 4 lỗ hổng an ninh mạng nguy hiểm đe dọa hệ thống thông tin tại Việt Nam

Hiện nay, các lỗ hổng bảo mật ngày càng gia tăng và đe dọa sự ổn định của các hệ thống thông tin quan trọng, không chỉ với các tổ chức quốc tế mà còn đặc biệt nguy hiểm với các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong đó, 4 lỗ hổng an ninh mạng nghiêm trọng nhất, từ các thiết bị IoT đến mã độc thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang gây sự chú ý trong năm nay.

"Thể chế thông thoáng - hạ tầng thông suốt - nhân lực thông minh" khi thực hiện chuyển đổi số

"Thể chế thông thoáng - hạ tầng thông suốt - nhân lực thông minh" khi thực hiện chuyển đổi số

Sáng 12/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tới điểm cầu của các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi "xanh" với ngành đường sắt Việt Nam

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi "xanh" với ngành đường sắt Việt Nam

Thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, các tiện ích “Xanh” cho hành khách và cán bộ nhân viên của ngành đường sắt, Vingroup và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sẽ cùng phối hợp truyền thông, quảng bá các hành trình du lịch, điểm đến trên khắp cả nước; góp phần hiện thực cam kết Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam.

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Để tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, từ ngày 10/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể

Bắt nhịp với công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể ở Lào Cai, nòng cốt là các hợp tác xã, tổ hợp tác đã chú trọng chuyển đổi số thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế và tăng sức cạnh tranh cho các hợp tác xã trên thị trường.

Lào Cai tạo dựng nền móng phát triển kinh tế số

Nhân ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10): Lào Cai tạo dựng nền móng phát triển kinh tế số

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển kinh tế số đang trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững cho các địa phương. Tỉnh Lào Cai, với vị trí chiến lược cửa ngõ giao thương của Việt Nam với Trung Quốc và khu vực ASEAN, đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng nền móng phát triển kinh tế số, tạo đà cho các ngành công nghiệp và dịch vụ mới.

fbytzltw