Hiểu sai về đờm khi trẻ bị ho, khiến trẻ đi viện như "cơm bữa"

Nhiều cha mẹ lo lắng, thắc mắc nếu trẻ ho có đờm có phải dấu hiệu bệnh hô hấp nặng, cần chăm sóc và xử trí tại nhà ra sao?

Đờm phải từ phế quản và phổi đi lên.

Đờm phải từ phế quản và phổi đi lên.

Thời điểm giao mùa, ho là một trong những vấn đề thường thấy ở trẻ.

Các dạng ho phổ biến có thể là ho khan, ho có đờm hay ho dị ứng.

Một vài trường hợp có thể không nguy hiểm nhưng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể của trẻ nếu cha mẹ điều trị sai cách.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai nói: “Khi đưa con đi khám, nhiều bậc cha mẹ phàn nàn việc con ho và có nhiều đờm. Nhưng theo kinh nghiệm của giới chuyên môn, phần lớn cha mẹ đều quan niệm sai về đờm.

Nói cách khác, đờm trú ngụ ở đường hô hấp dưới, nhưng khi khám cho các bé, tôi thấy “đờm” mà cha mẹ phát hiện chính là... dịch mũi chảy xuống.

Một số bé nuốt dịch này, một số bé nôn ra. Chúng tôi không gọi đó là đờm, mà nó chính xác là dịch mũi. Đờm phải từ phế quản và phổi đi lên.”

Trước câu hỏi “Có nên dùng thuốc hỗ trợ để con long đờm dễ hơn không?”, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng nói: “Tôi không nghĩ phương pháp đó tốt. Thay vào đó cha mẹ có thể sử dụng phương pháp vỗ rung long đờm.”

Cách vỗ rung cho bệnh nhân nhí

Trước khi áp dụng phương pháp này cho các bé, cha mẹ cần nắm được những nguyên tắc dưới đây:

Tư thế vỗ rung long đờm

Để bé nằm nghiêng một bên, hoặc ngồi cúi đầu về phía trước, hoặc tư thế mẹ bế vác bé. Các tư thế này khiến dẫn lưu đờm tốt hơn.

Xác định vị trí vỗ

Vỗ từ vùng phổi của bé, vỗ từ dưới vỗ lên nhằm mục đích dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Các mẹ có thể ước lượng vùng phổi của trẻ từ ngang lưng trở lên.

Kỹ thuật vỗ rung long đờm

Tư thế tay: Tay khum lại tạo thành một khoảng trống không khí thì khi vỗ bé sẽ không đau.

Dùng lực cổ tay vỗ rung cho bé tạo thành tiếng “bộp, bộp”, cảm giác lồng ngực của bé sẽ rung lên từng nhịp theo nhịp vỗ tay, làm đúng kỹ thuật, bé sẽ không hề đau mà còn cảm giác thoải mái, thích thú. Lưu ý không dùng lực cánh tay để vỗ rung cho bé.

Mỗi lần vỗ rung làm 10 - 15 phút. Sau khi vỗ rung có thể bé sẽ ho nhiều, nôn ra đờm, cần lưu ý quan sát tính chất đờm trắng loãng hay xanh, vàng đặc để báo cho bác sĩ.

Lưu ý, kỹ thuật này chỉ áp dụng khi trẻ ho có đờm, không áp dụng với những trẻ ho khan.

Bên cạnh đó, thời điểm vỗ rung long đờm cho bé tốt nhất là buổi sáng sớm khi trẻ ngủ dậy,sau một đêm dài, lượng đờm ứ đọng sẽ nhiều hơn và tránh việc làm bé bị nôn trớ thức ăn. Trước và sau khi vỗ rung, mẹ cần hút sạch đờm dãi khỏi mũi họng bé.

Hậu quả khi tự ý cho trẻ dùng thuốc trị ho, long đờm

“Đờm” mà nhiều bậc cha mẹ phát hiện chính là... dịch mũi chảy xuống.

“Đờm” mà nhiều bậc cha mẹ phát hiện chính là... dịch mũi chảy xuống.

Trẻ em dưới 2 tuổi không nên dùng bất kỳ loại sản phẩm trị ho và cảm lạnh nào có chứa thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng histamine vì có thể xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Tác dụng phụ được báo cáo của các sản phẩm này bao gồm co giật, nhịp tim nhanh và tử vong. Đối với trẻ trên 2 tuổi, khi cho trẻ uống thuốc ho, cảm lạnh, cha mẹ nên thận trọng.

Một cuộc họp về sự an toàn và hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm thuốc ho và cảm lạnh ở trẻ em của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ năm 2007 đã tiết lộ rằng có nhiều báo cáo về tác hại và thậm chí tử vong ở trẻ em sử dụng các sản phẩm này.

Trong thời gian 2004 - 2005, ước tính có khoảng 1.519 trẻ em dưới 2 tuổi được điều trị tại các khoa cấp cứu của Hoa Kỳ vì các tác dụng phụ, bao gồm dùng quá liều, liên quan đến thuốc ho và cảm lạnh. Các nhà sản xuất đã tự nguyện loại bỏ các sản phẩm trị ho và cảm lạnh không kê đơn (OTC) dành cho trẻ dưới 2 tuổi do những lo ngại về an toàn này.

Lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm cho trẻ em

Cảm lạnh vào thời điểm giao mùa dễ khiến trẻ bị ho, đặc biệt là ho có đờm.

Cảm lạnh vào thời điểm giao mùa dễ khiến trẻ bị ho, đặc biệt là ho có đờm.

Trẻ bị ho có đờm có thể được chỉ định sử dụng thuốc long đờm để đờm lỏng hơn và dễ thoát ra khỏi phế quản hơn. Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, khi sử dụng thuốc cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

Không dùng cho bệnh nhi bị loét dạ dày tá tràng vì tác dụng phụ của thuốc là phá hủy hàng rào niêm mạc dạ dày.

Không sử dụng hoặc thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân hen vì thuốc có thể gây co thắt phế quản ở những người có khuynh hướng mắc bệnh hen. Nếu xảy ra co thắt phế quản, nên ngừng dùng thuốc và khí dung salbutamol hoặc ipratropium.

Không dùng thuốc cho trẻ suy nhược, quá yếu hoặc không biết khạc đờm vì sẽ làm tăng lượng đờm ở đường hô hấp khiến bệnh nặng hơn; Nếu trong phế quản có nhiều đờm loãng, bệnh nhân giảm khả năng ho thì phải hút.

Tốt nhất người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc long đờm khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế có điều kiện hỗ trợ như hút đờm, xoa bóp (khi cần thiết) để đờm ra ngoài dễ dàng.

Ngoài ra, cảm lạnh vào thời điểm giao mùa dễ khiến trẻ bị ho, đặc biệt là ho có đờm. Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên giữ ấm cho trẻ, đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước cam, nước chanh để tăng sức đề kháng, để bé có thể tự khỏi bệnh.

Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến ho có đờm, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ tuyệt đối không mua thuốc cho con sử dụng vì dùng sai thuốc hoặc sai liều lượng sẽ rất nguy hiểm.

Báo Giáo dục & Thời đại

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

162 trẻ được chỉ định phẫu thuật sau khám sàng lọc

162 trẻ được chỉ định phẫu thuật sau khám sàng lọc

Sở Y tế Lào Cai phối hợp với các bác sĩ của Trung tâm II (Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam), Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phục hồi chức năng đã hoàn thành chiến dịch khám sàng lọc cho trẻ khuyết tật trên địa bàn. Chương trình có sự tài trợ của Quỹ Thiện Tâm, Tập đoàn Vingroup.

Phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV"

Phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV"

Ngày 29/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”, nhằm nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế tham dự buổi lễ.

Thức ăn đường phố được nhấn mạnh trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm tỉnh Lào Cai năm 2025

Thức ăn đường phố được nhấn mạnh trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm tỉnh Lào Cai năm 2025

Một trong những chủ đề triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 (Tháng hành động) được UBND tỉnh chỉ ra trong Kế hoạch triển khai là “Thức ăn đường phố”. Ngoài ra, chủ đề còn được nhấn mạnh tới các bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống; Tháng hành động kéo dài từ ngày 15/4 - 15/5/2025.

Tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy đến hết ngày 31/5/2025

Tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy đến hết ngày 31/5/2025

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành Công văn số 168 hướng dẫn BHXH các khu vực và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế giấy hiện hành đến hết ngày 31/5/2025. Đây là giải pháp nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT trong giai đoạn chuyển đổi mô hình tổ chức, đồng thời tiết kiệm chi phí, chống lãng phí.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng quyền lợi, thuận tiện cho người tham gia

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng quyền lợi, thuận tiện cho người tham gia

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai một số quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế, Tổng kết tình hình thực hiện một số nghị định về bảo hiểm y tế; xin ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Thông tin từ Sở Y tế, để đáp ứng đầy đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra mùa xuân - hè và thuốc phục vụ nhu cầu dịp nghỉ lễ kéo dài (Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ 30/4, 01/5), ngành y tế sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

Những năm qua, HĐND - UBND tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng thực hiện các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thu hút nguồn nhân lực y tế. Trong giai đoạn 2021 - 2025, đã có 1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, thu hút đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.

Bác sĩ nơi đảo xa

Bác sĩ nơi đảo xa

Giữa trùng khơi xa xôi, nơi đầu sóng ngọn gió của Quần đảo Trường Sa, có những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân vươn khơi bám biển.

fb yt zl tw