Chủ động phòng bệnh thời điểm giao mùa

Bước sang tháng 8, thời điểm giao mùa hè - thu, thời tiết nắng nóng xen lẫn mưa là điều kiện thuận lợi để các loại vi-rút gây bệnh phát triển, đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em do sức đề kháng kém và người cao tuổi mắc bệnh mãn tính.

Bà Lương Thị Tình, xã Xuân Hòa (Bảo Yên), 82 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh do huyết áp tăng cao. Bà Tình cho biết: Nắng mưa thất thường khiến tôi mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn… Vào bệnh viện, sau khi bác sỹ kiểm tra, chỉ số huyết áp của tôi là 190/100 mmHg.

Phòng bệnh thời điểm giao mùa.png

Theo bác sỹ Nguyễn Quân Ngọc, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết tỉnh, thời tiết thay đổi đột ngột là mối nguy hàng đầu với bệnh nhân cao tuổi bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp là bệnh phải điều trị thuốc suốt đời, người bệnh cần uống thuốc đều, bởi huyết áp có thể tăng đột ngột, dẫn đến suy tim, đột qụy. Người bị cao huyết áp cần có chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều rau, củ, quả; giảm ăn muối, thức ăn nhanh; tăng cường tập luyện thể dục, giữ cân nặng phù hợp, hạn chế uống rượu, bia. Đặc biệt, người dân cần chủ động khám sức khỏe định kỳ và giữ tâm lý, tinh thần thoải mái.

2.png

Thời điểm này, tại nhiều địa phương, dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, đặc biệt là Hà Nội, các ca mắc đang tăng nhanh. Lào Cai là địa bàn đón nhiều khách du lịch, giao thương thuận lợi nên dịch sốt xuất huyết có nguy cơ xâm nhập cao. Bệnh sốt xuất huyết không lây trực tiếp qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc từ người sang người, tuy nhiên có thể lây truyền bệnh từ vùng này sang vùng khác trong giai đoạn vi-rút lưu hành và sinh sản trong máu. Thời điểm giao mùa, độ ẩm và nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho muỗi tồn tại và làm gia tăng nguy cơ truyền bệnh.

6.png

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh chỉ ghi nhận 1 ca mắc sốt xuất huyết nội địa. Ngành y tế triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng, chống sốt xuất huyết đến từng khu dân cư; thực hiện tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy theo phong trào “Mỗi tuần dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng” và thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Theo khuyến cáo của ngành y tế, để phòng bệnh sốt xuất huyết, người dân cần thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt loăng quăng; thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh; loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng; ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi...

7.png

Giao mùa cũng là thời điểm người dân dễ mắc các bệnh như cảm, cúm, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và tái phát các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn hoặc bệnh tim mạch mãn tính. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân cần nâng cao ý thức, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw