Hiệu quả từ sản xuất rau trái vụ tại Sa Pa

Từ đầu năm đến nay, các hộ dân phường Hàm Rồng (thị xã Sa Pa) đã liên kết với doanh nghiệp xây dựng mô hình trồng rau trái vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là mô hình giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng gia tăng giá trị và phát triển nông nghiệp hàng hóa được Hội Nông dân thị xã Sa Pa hỗ trợ thực hiện.

Những ngày này, người dân phường Hàm Rồng đang tích cực thu hoạch rau trái vụ để chuẩn bị cho vụ mới.

Vườn cà chua trái vụ của gia đình ông Thào A Sinh (tổ 3, phường Hàm Rồng) cũng đang bước vào kỳ thu hoạch rộ, quả sai lúc lỉu. Trước đây, những chân ruộng này mỗi năm cấy đúng 1 vụ lúa, năm nay có doanh nghiệp hỗ trợ bao tiêu sản phẩm nên gia đình ông chuyển hẳn sang trồng rau trái vụ.

Ông Sinh chia sẻ: "Cà chua trồng không quá vất vả, lúc nào chín thì hái bán cho doanh nghiệp đã đặt hàng từ trước. Rau bắp cải, cải ngọt cũng tương tự. Doanh nghiệp đặt mua nhiều thì hái bán một loạt, không phải vất vả bán lẻ từng mớ. Mảnh ruộng này trồng lúa thì mỗi năm được 1 vụ thôi, còn trồng rau thì 1 năm trồng được 3 vụ".

3_20230924_162601_0002.png

Tương tự, gia đình anh Má A Cở (tổ 3, phường Hàm Rồng) cũng là một trong những hộ tiên phong sản xuất rau trái vụ. Gia đình anh Cở trồng nhiều loại rau trái vụ đan xen nhưng chủ yếu là bắp cải. Theo anh Cở, việc trồng rau trái vụ yêu cầu người trồng phải kiên trì, chịu khó, thường xuyên thăm vườn để kịp thời xử lý sâu bệnh. Tuy nhiên, rau trái vụ có thời gian canh tác ngắn và thị trường ưa chuộng nên giá bán cao gấp 3 - 4 lần so với rau chính vụ.

Gia đình tôi duy trì trồng 2 vụ/năm. Mỗi vụ bán 10 tấn rau, lợi nhuận trung bình mỗi năm đạt 130 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình tôi trồng xen canh actiso và hoa lan nên thu nhập cũng khá.

Anh Má A Cở, phường Hàm Rồng, thị xã Sa Pa.

2_20230924_162601_0001.png

Mô hình liên kết với doanh nghiệp trồng rau trái vụ tại phường Hàm Rồng được triển khai từ đầu năm 2023. Mô hình được thực hiện bởi Hội Nông dân thị xã với mục tiêu giúp bà con khai thác lợi thế đất đai, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị thu nhập. Theo đó, Hội Nông dân thị xã đã vận động người dân chuyển đổi những chân ruộng ngô, lúa kém hiệu quả sang trồng các loại rau như cải ngọt, bắp cải, cà chua và ớt chỉ thiên - những sản phẩm thường được canh tác trong vụ đông ở các địa phương vùng thấp. Tại Sa Pa, khí hậu mát mẻ quanh năm nên có thể sản xuất những loại rau này khi các địa phương khác chưa thể canh tác. Bởi thị trường khan hiếm do tính chất thời vụ nên các loại rau của Sa Pa dễ bán và có giá bán cao.Tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ thành lập tổ nghề nghiệp và liên kết với doanh nghiệp từ sản xuất đến bao tiêu sản phẩm.

4_20230924_162601_0003.png

Theo thống kê của UBND phường Hàm Rồng, hiện có hơn 100 hộ dân tham gia sản xuất các loại rau trái vụ. Rau trái vụ được trồng tại các tổ dân phố số 1, 2, 3, 4, 5 với tổng diện tích gần 40 ha. Hiện nay, mỗi kilôgam cà chua, bắp cải trái vụ sản xuất theo đúng tiêu chuẩn được doanh nghiệp mua với giá từ 13.000 đồng trở lên, việc tiêu thụ thuận lợi.

Theo ông Nguyễn Viết Ánh, Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Sa Pa thì mô hình tại phường Hàm Rồng đang khẳng định hiệu quả kinh tế cao. Trên cơ sở đó, Hội Nông dân sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình, hình thành những vùng sản xuất rau trái vụ hàng hóa.

Dựa vào tiểu vùng khí hậu từng khu vực, Hội Nông dân thị xã Sa Pa đã khuyến cáo và định hướng cho nông dân lựa chọn cây trồng phù hợp. Cùng với đó, hội sẽ hỗ trợ bà con tiếp cận các kênh thị trường để tạo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bền vững. Chúng tôi khuyến khích người dân tăng diện tích trồng rau trên đất ruộng 1 vụ theo đơn đặt hàng của các đơn vị bao tiêu sản phẩm.

Ông Nguyễn Viết Ánh, Chủ tịch Hội Nông dân Thị xã Sa Pa.

Mô hình trồng rau trái vụ, đồng thời có sự hỗ trợ kết nối thị trường sẽ giúp người dân khai thác lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng để chuyển đổi cây trồng hợp lý, nâng cao thu nhập. Cùng với đó, mô hình cũng đang khẳng định hiệu quả, giúp người dân Sa Pa từng bước tham gia vào Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa theo thế mạnh địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tân An khởi sắc

Tân An khởi sắc

Trong tiết trời giá buốt của ngày đông, xuôi dòng sông Hồng, chúng tôi về Tân An - xã “cửa ngõ” phía đông nam huyện Văn Bàn. Sau hoàn lưu bão số 3 (Yagi) tháng 9/2024, mầm xanh bật dậy bên những bãi bồi ven sông, trên đồi quế trải dài tít tắp tỏa hương ngào ngạt cho khách qua đường cảm nhận được miền quê trù phú, ấm êm trong không khí tết cận kề…

Bắc Hà: Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ Nghị quyết 10

Bắc Hà: Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ Nghị quyết 10

Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa được triển khai hiệu quả đã tạo bước ngoặt trong tư duy sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Bắc Hà. Từ sản xuất nhỏ lẻ, huyện Bắc Hà đã dần hình thành những vùng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới phát triển bền vững.

Chắt mật ngọt từ núi đá Xuân Quang

Chắt mật ngọt từ núi đá Xuân Quang

Say mê kể chuyện về những đàn ong mật cần mẫn, nông dân Cao Văn Chiến, thôn Nậm Dù, xã Xuân Quang (Bảo Thắng) nhớ như in hành trình băng rừng, dò từng khe đá tìm tổ ong tự nhiên lấy mật đầy vất vả, nguy hiểm đến quyết tâm thuần hóa đưa ong về nuôi trong vườn nhà và gây dựng thành công thương hiệu mật ong núi đá, mang nghề mới cho người dân trong xã thu tiền tỷ mỗi năm.

Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Bản Liên Hà 6, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên có 130 hộ, với hơn 500 nhân khẩu, hầu hết là người từ Hưng Yên lên Lào Cai lập nghiệp từ những năm 60 của thế kỷ trước, theo lời kêu gọi xây dựng vùng kinh tế mới của Đảng và Nhà nước. Hơn 60 năm gắn bó với mảnh đất biên cương của Tổ quốc, bản nhỏ bên bờ sông Hồng đã “thay da, đổi thịt”. 

“Cửa ngõ” huyện Bắc Hà trên hành trình trở thành đô thị loại V

“Cửa ngõ” huyện Bắc Hà trên hành trình trở thành đô thị loại V

Xã Bảo Nhai - vùng đất được mệnh danh là “cửa ngõ” của huyện Bắc Hà đã và đang có sự thay đổi mạnh mẽ, ngày càng phát triển. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng cán bộ, đảng viên và người dân, Bảo Nhai đang trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thị loại V.

Chuối “cống phẩm” lên ngôi

Chuối “cống phẩm” lên ngôi

Năm 2024, quả chuối ngự (xưa là cống phẩm tiến vua) có thời cơ “lên ngôi” khiến người nông dân ở Bảo Thắng phấn khởi và tự tin cho kế hoạch phát triển cây trồng này trong những năm tới. Dù chưa phải là cây trồng chủ lực, nhưng cây chuối ngự đang có cơ hội gia tăng diện tích bởi lợi thế và tiềm năng lớn...

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024

Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới”.

Nông dân Bảo Thắng: Thêm vụ, thêm niềm vui

Nông dân Bảo Thắng: Thêm vụ, thêm niềm vui

Mùa đông năm nay đến muộn hơn nhưng thời tiết vẫn được cho là có nhiều thuận lợi trong sản xuất vụ đông với nền nhiệt không quá thấp, nhiều ngày hửng nắng, nước tưới dồi dào. Đây là yếu tố giúp người nông dân huyện Bảo Thắng - địa phương có diện tích cây vụ đông luôn đứng tốp đầu trong tỉnh mạnh dạn đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu suất sử dụng đất trong năm và gia tăng thu nhập trên một đơn vị đất canh tác. 

Quan tâm nâng cao tỷ lệ hội viên nông dân

Quan tâm nâng cao tỷ lệ hội viên nông dân

Năm 2024, hội nông dân các cấp trong tỉnh kết nạp 2.776 hội viên (đạt gần 139% so với kế hoạch đề ra), nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 107.869 người. Kết quả này có được là nhờ các cấp hội chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, qua đó thu hút được hội viên, nông dân tham gia, góp phần xây dựng tổ chức hội ngày càng lớn mạnh.

fb yt zl tw