Hiệu quả thực hiện các chính sách ở Tô Mậu

YBĐT - Những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã Tô Mậu (Lục Yên) đã phát huy vai trò là cầu nối, đưa chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số địa phương.

Ông Nguyễn Xuân Bùi - Phó chủ tịch UBND xã cho biết: "Là xã khu vực II của huyện, Tô Mậu có gần 700 hộ với trên 2.600 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 80%. Xã có 4 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn với 100% dân số là đồng bào Dao. Trước năm 2010, đường đến các thôn hoàn toàn là đường đất; sản xuất manh mún, phó mặc cho thiên nhiên; số trẻ em đến trường học chữ còn ít... Nhìn chung, đời sống nhân dân còn rất khó khăn".

Xác định rõ nguyên nhân, Đảng ủy, chính quyền địa phương đã tập trung chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi nhận thức, cho con em đến trường để đảm bảo phổ cập giáo dục đúng độ tuổi.

Bên cạnh đó, xã chú trọng nâng cấp, mở mới đường giao thông nông thôn để thuận tiện trong đi lại, vận chuyển hàng hóa. Từ các nguồn vốn kích cầu, vốn Chương trình 135 cùng với đóng góp của nhân dân qua các năm, xã đã bê tông cứng hóa được nhiều tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn, đặc biệt các tuyến vào những thôn vùng sâu, vùng xa khó khăn.

Nhờ những nỗ lực đó, hiện nay, đường vào thôn Cửa Ngòi đã được bê tông hóa trên 90%, đường vào 2 thôn Nà Pan và Nà Hỏa bê tông được trên 30%, còn lại thôn Làng Chang được khoảng 15% đã góp phần đáng kể giúp nhân dân đi lại thuận lợi. Ngoài ra, Tô Mậu còn triển khai thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi. Hàng năm, xã cấp phát hàng trăm ki-lô-gam lúa, ngô giống và phân bón vật tư nông nghiệp cho nhân dân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ giống cho nhân dân gieo trồng lại do thiên tai, hạn hán... kịp thời đến 100% người được thụ hưởng theo quy định.

Anh Trần Văn Điền - Trưởng thôn Cửa Ngòi cho biết: "Năm 2004, thôn được hỗ trợ trâu giống sinh sản. Qua quá trình nuôi luân chuyển cho tất cả các hộ nghèo, đến nay, đàn trâu đã phát triển gấp 3 - 4 lần, nâng tổng đàn trâu trong thôn lên 87 con. Chương trình hỗ trợ lợn giống sinh sản năm 2012 - 2013, thôn Cửa Ngòi được trên 60 con, chia cho các hộ nghèo. Nhờ những con giống này, nhiều hộ nghèo đã có lợn nuôi, tăng thu nhập cho gia đình. Bên cạnh giá trị về vật chất thì những con giống còn có giá trị lớn về tinh thần, động viên hộ nghèo có thêm niềm tin vào cuộc sống, tích cực lao động, sản xuất, vươn lên xóa đói giảm nghèo".

Ngoài hỗ trợ cây, con giống năm 2013, xã còn tổ chức mở 3 lớp sơ cấp nghề về chuyển giao kiến thức chăn nuôi - thú y, chế biến và bảo quản nông - lâm sản sau thu hoạch, trồng nấm rơm cho bà con ở 4 thôn đặc biệt khó khăn, mỗi lớp có trên 30 học viên tham gia. Từ nhiều cố gắng, kinh tế dần phát triển, đời sống từng bước được nâng lên, xã vận động các hộ "đầu tàu" trong thôn như trưởng thôn, bí thư chi bộ, người có uy tín xây dựng các mô hình điểm về phát triển kinh tế có ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường để vận động nhân dân đến xem, học tập, làm theo.

Trong đó, các hộ như: Trương Văn Thắng, Vì Văn Quan ở thôn Nà Hỏa có mô hình xây dựng chuồng trại gia súc xa nhà, xây hố tiêu tự hoại; Trần Văn Điền, Trương Thanh Bên ở thôn Cửa Ngòi có mô hình nuôi gà 200 con/lứa, chăn nuôi tổng hợp... Cùng với các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống là công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng được địa phương quan tâm. Năm 2014, xã đã đăng ký, làm, cấp phát 2.729 thẻ bảo hiểm y tế tới bà con, trong đó có 2.193 thẻ dành cho người nghèo, gia đình chính sách, thương bệnh binh, bà con dân tộc thiểu số... giúp bà con có điều kiện được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Cùng với các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền xã bám sát thực tiễn, phù hợp trình độ, năng lực cũng như tiềm năng, thế mạnh của địa phương, khơi dậy được sự nhiệt tình ủng hộ của nhân dân. Hiện nay, đời sống của nhân dân trong xã nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã được nâng lên nhiều so với trước đây, hộ nghèo giảm xuống còn 207 hộ năm 2014, thu nhập bình quân đạt 16 triệu đồng/người/năm.

 A Mua

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Kỳ vọng từ gia đình và nhà trường ngày một lớn, nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, mất động lực học tập, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có sự thay đổi từ gia đình và nhà trường, hệ lụy tâm lý ở học sinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Văn Bàn lan toả sự quan tâm từ chính quyền tới người dân

Văn Bàn lan toả sự quan tâm từ chính quyền tới người dân

Xã Văn Bàn trên cơ sở sáp nhập từ 5 xã Sơn Thủy, Khánh Yên Thượng, Làng Giàng, Hòa Mạc và thị trấn Khánh Yên từ 1/7. Sau gần 2 tuần vận hành, Trung tâm phục vụ hành chính công xã Văn Bàn đã tiếp nhận 247 hồ sơ thủ tục hành chính, 100% hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, đúng hẹn.

fb yt zl tw