Hấp dẫn các trò chơi dân gian tại Lễ hội đền Thượng

Sáng 23/2, tại khu vực sân khấu chính của Lễ hội đền Thượng đã diễn ra các trò chơi dân gian thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Các trò chơi dân gian được Thành đoàn Lào Cai tổ chức gồm: ném còn, bịt mắt đánh trống, đi cà kheo, kéo co, nhảy bao bố, bịt mắt bắt vịt, đi cầu thăng bằng…

bịt mắt bắt vịt 1.jpg
bịt mắt bắt vịt 2.jpg
Trò chơi bịt mắt bắt vịt được nhiều người dân và du khách cổ vũ.

Các trò chơi dân gian đã mang lại niềm vui, tiếng cười, giúp gắn kết giữa du khách thập phương và người dân địa phương. Ở mỗi trò chơi, người thắng cuộc sẽ nhận được một món quà nhỏ để khích lệ.

bịt mắt đánh trống.jpg
Du khách tham gia trò chơi bịt mắt đánh trống.
trò chơi đi cà kheo.jpg
Trò chơi đi cà kheo là trò chơi dân gian độc đáo được khôi phục, tổ chức tại Lễ hội đền Thượng. Hiện nay, không còn nhiều người trẻ biết chơi trò chơi thú vị này.
đá gà.jpg
chọi gà 2.jpg
Trò chơi chọi gà được nhiều người nuôi gà chọi trông đợi vào mỗi dịp lễ hội.
đi cầu thăng bằng.jpg
Trò chơi đi cầu thăng bằng mang lại nhiều tiếng cười trong dịp đầu năm mới.

Hoạt động trò chơi dân gian được khôi phục, tổ chức tại lễ hội nhằm bồi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống lịch sử, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, là sân chơi bổ ích cho tuổi trẻ vui xuân đón Tết. Các hoạt động, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong mỗi đoàn viên thanh niên, nhân dân và du khách.

khán giả.jpg
Người dân và du khách thích thú trải nghiệm trò chơi dân gian tại lễ hội
chiến thắng.jpg
Niềm vui của người chiến thắng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt: Xây bản sắc để vươn xa

Điện ảnh Việt: Xây bản sắc để vươn xa

Trong thành công của không ít phim Việt ở cả hai phương diện doanh thu phòng vé và các giải thưởng, một điểm dễ nhận thấy là nhiều nhà làm phim đang chú trọng hơn vào yếu tố bản sắc. Đó là những câu chuyện tuy đậm đặc tính bản địa nhưng vẫn mang tầm phổ quát với mục tiêu chinh phục không chỉ khán giả trong nước.

Sách thiếu nhi chào hè và 1/6

Sách thiếu nhi chào hè và 1/6

Chào đón mùa hè và ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu nhiều đầu sách mới với các thể loại phong phú, đa dạng dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Trước guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, những tưởng giới trẻ đang dần thờ ơ với các giá trị nghệ thuật truyền thống. Nhưng không, vẫn có những người trẻ âm thầm thắp lên ngọn lửa tình yêu với di sản văn hóa cha ông. Trong đó, nhóm bạn trẻ đến từ Xẩm 48h là ví dụ tiêu biểu.

Xa rồi thời băng đĩa

Xa rồi thời băng đĩa

Một ngày lang thang hóng gió, tôi bất ngờ nhìn thấy một cửa hàng băng đĩa cũ kỹ, nép mình “lạc lõng” giữa tuyến phố Cốc Lếu (thành phố Lào Cai). Cửa hàng chỉ rộng khoảng chục m2, như một “nốt trầm” giữa phố xá sầm uất. Có lẽ đây là cửa hàng bán băng đĩa duy nhất còn lại ở thành phố này.

Tháo gỡ "nút thắt" của ngành điện ảnh

Tháo gỡ "nút thắt" của ngành điện ảnh

Liên quan đến hàng loạt “nút thắt”, thậm chí đã kéo dài nhiều năm, tại cuộc họp báo kỳ quý I/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành đã trả lời báo chí về những vấn đề “nóng” của ngành đang được dư luận quan tâm.

Những quán cafe “mộc” bình yên

Những quán cafe “mộc” bình yên

Gỗ là chất liệu được sử dụng trong kiến trúc Việt Nam khá nhiều vì tạo hiệu ứng ấm áp, gần gũi. Sự mộc mạc, chân chất nhưng không kém phần tinh tế sang trọng của gỗ trở thành điểm đặc biệt trong các thiết kế quán cafe.

Phép thử cho âm nhạc

Phép thử cho âm nhạc

Thời gian gần đây, những chất liệu nghệ thuật truyền thống, dân gian, văn học… đang được nhiều nghệ sĩ trẻ đưa vào các tác phẩm, tạo ra sắc màu mới cho âm nhạc Việt Nam.

Những tâm huyết của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền trong "Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật"

Những tâm huyết của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền trong "Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật"

“Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” là công trình nghiên cứu tâm huyết cả cuộc đời của nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Bùi Trọng Hiền. Dành nhiều năm trời đi lại, ghi chép, thu âm… từ các nghệ nhân cao niên, tâm nguyện lớn nhất của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền là có thể cho ra một bộ “sách giáo khoa” về ca trù, các thể cách, lối hát, âm luật… thật chuẩn mực, để những người trong nghề lấy đó làm quy chuẩn.

fb yt zl tw