Ám ảnh, ngột ngạt khi xem phim bom tấn 'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên

Cảnh chú Sáu vượt lên nỗi sợ chết khi họng súng chĩa vào đầu để nói chuyện với quân thù khiến tôi ám ảnh mãi từ lúc rời rạp chiếu phim 'Địa đạo' về.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

Một cảnh trong phim.
Một cảnh trong phim.

Thấy bạn bè trên Facebook rần rần chia sẻ đã đi xem Địa đạo và kể những chi tiết mình ưng ý, tôi vốn là người lười ra rạp cuối cùng dịp nghỉ lễ vừa qua cũng phải đi xem bằng được để còn biết đường "chém gió" cùng chúng bạn. Trước tôi cũng đã từng hùa theo đám đông mà ra rạp xem mấy phim giải trí, kết quả là bỏ về giữa chừng và thấy tiếc tiền, trách mình chọn đúng phim vô bổ.

Nhưng lần này xem Địa đạo tôi thấy xứng đáng thời gian và số tiền mình bỏ ra. Hơn 120 phút trong rạp chiếu là chừng ấy thời gian tôi bị kéo vào câu chuyện. Thật kỳ lạ là phim không có bối cảnh hoành tráng, không có tình tiết hài, người xem căng mắt theo dõi và căng tai nghe thoại mà không thấy tẻ nhạt.

Tôi đã từng đọc rất nhiều sách nói về địa đạo Củ Chi nhưng chưa bao giờ thấy hiện lên hình ảnh của đất thép đẹp đẽ, đáng khâm phục như thế. Mảnh đất bị bom Mỹ cày xới với hàng chục ngàn trận càn, tưởng như không một ngọn cây gọng cỏ nào trụ vững, vậy mà trong lửa đạn ấy người chiến sĩ du kích bé nhỏ vẫn kiên trì bám trụ trong đường hầm chờ thời điểm để tiêu diệt quân thù.

Địa đạo không phải là một bộ phim bi lụy lấy nước mắt người xem nhưng khiến khán giả không thể rời mắt khỏi màn hình. Tôi có cảm giác không phải mình đang xem phim điện ảnh mà được xem lại những thước phim tài liệu về địa đạo Củ Chi và những Bảy Theo, Ba Hương, Út Khờ, Chú Sáu đều là những người lính thật như bước từ đời lên màn ảnh.

untitled-2.jpg
"Địa đạo" hút 1 triệu khán giả đến rạp sau 3 ngày ra rạp. Ảnh: NSX

Xem phim chỉ thấy thương những chiến sĩ năm xưa vì đã phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh khốc liệt không thể tưởng tượng được. Xem Địa đạo tôi cũng thương luôn cả diễn viên vì thấy họ đóng phim khổ quá. Tôi phục cả đạo diễn và ê-kíp vì đã đưa lên màn ảnh một câu chuyện đặc biệt như thế khiến người Việt xem phim mà tràn ngập niềm tự hào về cha ông.

Là người Việt ai mà không tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc với Đại thắng mùa Xuân năm 1975 lừng lẫy địa cầu. Trong không khí cả nước kỷ niệm nửa thế kỷ ta thắng Mỹ và thống nhất non sông, được ra rạp xem bộ phim tràn ngập chủ nghĩa anh hùng cách mạng như Địa đạo cũng là cách kỷ niệm xứng đáng.

Mới đây tôi có xem một chương trình trên truyền hình và thấy đạo diễn Bùi Thạc Chuyên nói mục đích anh làm phim này là để nói 3 điều. Đó là cha ông ta đã biết cách chiến đấu và chiến thắng; Nền hòa bình, sự thống nhất đất nước không phải tự nhiên có mà phải đánh đổi nhiều xương máu của những người đi trước và cuối cùng là chúng ta không được phép quên những điều đó.

Sau khi xem phim thì tôi thấy đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã giúp khán giả học được 3 bài học đó. Hình ảnh ám ảnh tôi nhất là khi nhân vật chú Sáu bị lính Mỹ bắt. Ông không không run sợ trước họng súng quân thù chĩa vào mình tứ phía mà bình tĩnh hút điếu thuốc và nói: "Địa đạo là chiến tranh nhân dân, chúng mày không có cách nào thắng".

Đã có biết bao người lính, bao nhiêu người con ở Củ Chi đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất này nhưng họ vẫn chọn cách tha thứ. Còn hình ảnh nào nhân văn hơn khi đạo diễn chọn khép lại bộ phim bằng cảnh tên lính Mỹ được những chiến sĩ du kích đặt lên bè chuối thả trôi theo dòng nước.

Không khí Địa đạo khiến người xem đôi khi cảm thấy ngột ngạt vì không gian chật hẹp trong lòng đất. Phim kết lạ, là hết mà còn. Phần giới thiệu thành phần làm nên tác phẩm khá dài, lại xen kẽ phim tài liệu nhưng hay là, không ai đứng lên bỏ về. Phim không lên gân, không nói đạo lý nhưng có giá trị hơn vạn cuốn sách sử giúp chúng ta và cả bạn bè thế giới hiểu vì sao một dân tộc bé nhỏ như Việt Nam có thể thắng cường quốc lớn thế giới từ 50 năm trước. Điều tôi thấy tiếc duy nhất ở bộ phim đó là không có Vietsub, nhiều đoạn nghe bị mất thông tin, không rõ nội dung lúc đó là gì, chỉ có thể cảm giác được.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phim tôn vinh bản sắc Việt "lên ngôi"

Phim tôn vinh bản sắc Việt "lên ngôi"

Ngay từ đầu năm, điện ảnh Việt Nam đã có những cú đảo chiều thú vị. Nhiều phim tôn vinh bản sắc, khai thác yếu tố văn hóa dân gian thu hút đông đảo khán giả, thậm chí gây “sốt” tại các rạp và nền tảng chiếu phim, đánh bật những tác phẩm đình đám của điện ảnh nước nhà và quốc tế.

Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, cũng như nhiều lĩnh vực khác, nghệ thuật múa Việt Nam cần tiếp thu hơi thở, nhịp điệu mới để phù hợp cuộc sống đương đại. Nhưng, hòa nhập đòi hỏi không được hòa tan là vấn đề cấp thiết và “chìa khóa” để giải mã vấn đề này không gì khác chính là tìm về yếu tố văn hóa, bản sắc truyền thống của cha ông. Đó là lý do nhiều tác phẩm múa đương đại Việt Nam đang lựa chọn hướng đi tích hợp giữa tính dân tộc và hiện đại.

Điểm cộng mới của phim truyền hình

Điểm cộng mới của phim truyền hình

Sau một thời gian tập trung khai thác các tình tiết tạo drama, thị phi thái quá, phim truyền hình đang có những thay đổi lớn về nội dung. Ở đó, dù vẫn là đề tài quen thuộc như gia đình, hình sự… nhưng yếu tố giải trí, hài hước, những câu chuyện nhân văn gần gũi với đời sống đã được hướng tới.

Sức hút của 'Độc đạo', phim cảnh sát hình sự đang chiếu trên VTV3

Sức hút của 'Độc đạo', phim cảnh sát hình sự đang chiếu trên VTV3

“Độc đạo” là sự trở lại của ê kíp “Biệt dược đen” gồm hai đạo diễn Phạm Gia Phương - Trần Trọng Khôi, biên tập Trung Dũng và DOP Trần Kim Vũ. Bộ phim đang thu hút sự chú ý của khán giả trên kênh VTV3 bởi diễn xuất của dàn sao nam đình đám của Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC). Bộ phim gây chú ý ngay từ những tập đầu, với hàng triệu lượt xem các phần trích đoạn ngắn, hàng chục nghìn lượt thích và hàng nghìn lượt bình luận.

Nghệ thuật và sự sẻ chia

Nghệ thuật và sự sẻ chia

Cơn bão Yagi đã đi qua, song hậu quả để lại là vô cùng nặng nề đối với nhiều gia đình tại các tỉnh phía Bắc. Tiếp tục lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, nhiều nhà hát và các nghệ sĩ đang lên kế hoạch tổ chức các đêm nhạc, đấu giá các tác phẩm nghệ thuật… quyên góp, giúp đỡ đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra.

fb yt zl tw