Hàng Việt về nông thôn Lào Cai

LCĐT - Sau 3 năm triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn tỉnh, các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã tích cực hưởng ứng thực hiện và bước đầu đạt nhiều kết quả.

Hàng Việt được nhiều người dân ưa chuộng.

Hàng Việt được nhiều người dân ưa chuộng.

Để người tiêu dùng nắm bắt nhanh chóng thông tin, có nhiều sự chọn lựa tin tưởng và ưu tiên dùng các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam, trong những năm qua, công tác thông tin, tuyên truyền được các cấp, các ngành trong tỉnh coi trọng, làm tốt. Trong đó, các cơ quan truyền thông của tỉnh đã xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền đậm nét về nội dung và các hoạt động gắn với cuộc vận động. Cổng Thông tin điện tử Lào Cai và 43 cổng thông tin điện tử thành viên thường xuyên đăng tải giới thiệu các tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả sản phẩm, hàng hóa Việt Nam và cập nhật thông tin về các hoạt động xúc tiến thương mại, như hội chợ, chợ phiên trên địa bàn thành phố Lào Cai và tại các huyện vùng cao. MTTQ các địa phương phối hợp với chính quyền, tổ chức thành viên thường xuyên tuyên truyền thực hiện cuộc vận động đến địa bàn dân cư gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", vận động nhân dân tham gia hưởng ứng cuộc vận động, từ đó tạo thói quen cho người tiêu dùng mua sắm các mặt hàng sản xuất trong nước. Các sở, ban, ngành liên quan tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền sâu rộng, vận động các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam khi thực hiện mua sắm công; vận động doanh nghiệp khi triển khai các dự án, công trình sử dụng máy móc, nguyên - vật liệu nội địa có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập để phục vụ sản xuất, kinh doanh…

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Khắc Hiền, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Trong thời gian qua, không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền về Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn, các cấp, các ngành đã vận động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến triển khai, thực hiện chương trình bán hàng tại nông thôn, nhất là vùng cao cũng đã đạt nhiều kết quả. Cuộc vận động ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia. Sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo đã dần chiếm lĩnh được thị trường ở các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, chợ vùng cao... cũng như thị hiếu của người tiêu dùng.

Sau 3 năm triển khai đưa hàng Việt về nông thôn, đến nay, tỉnh đã tổ chức được 3 phiên chợ bán lẻ hàng Việt tại các huyện Bảo Thắng, Mường Khương, Sa Pa và tổ chức 81 đợt "Đưa hàng Việt về nông thôn" đến các địa phương trong tỉnh, thu hút hàng trăm doanh nghiệp tham gia, có hàng chục nghìn người đến tham quan, mua sắm với tổng giá trị hàng hóa ước gần 50 tỷ đồng. Trong năm 2011, tỉnh đã tổ chức và tham gia 9 hội chợ cấp khu vực và quốc tế, đã thực hiện lồng ghép với chủ đề "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", khuyến khích các doanh nghiệp, nhà phân phối ưu tiên bán sản phẩm do Việt Nam sản xuất, đưa hàng có chất lượng cao, có thương hiệu do trong nước sản xuất về tận thị trường nông thôn, vùng cao. Điển hình như Hội chợ Triển lãm xúc tiến thương mại - đầu tư nông nghiệp khu vực trung du và 6 tỉnh miền núi phía Bắc do Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp tổ chức, với quy mô 250 gian hàng; Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) năm 2011, với 700 gian hàng; Hội chợ kích cầu tiêu dùng của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam... Những hội chợ này đã giúp Lào Cai giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng Việt sâu rộng trong nhân dân. Qua đó, người tiêu dùng Lào Cai đã có sự chuyển biến tích cực từ nhận thức tới hành động, từ nhận biết đến quan tâm và chuyển sang thói quen lựa chọn mua sắm hàng hóa có nguồn gốc nội địa thay cho tư tưởng "sính ngoại" trước đây. Theo đánh giá, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 50% cơ sở kinh doanh hàng Việt, nhiều sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt được người tiêu dùng ưa chuộng.

Việc triển khai Cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam " trên địa bàn tỉnh đã góp phần ổn định, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Nhằm đảm bảo uy tín, thương hiệu hàng Việt và quyền lợi người tiêu dùng, lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã tăng cường công tác kiểm soát, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, kiểm soát việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết… Trong 3 năm qua, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã kiểm tra, kiểm soát hơn 9.374 lượt, phát hiện và xử lý 951 vụ, phạt vi phạm hành chính và thu giữ hàng hóa trị giá trên 5 tỷ đồng. Ngoài ra, các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã kiểm tra, xử lý 3.339 vụ vi phạm, với tổng trị giá gần 506 triệu đồng. 

Theo ông Bùi Khắc Hiền, Phó Giám đốc Sở Công thương, để cuộc vận động thành công hơn nữa, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, thành phố vận động, tạo cơ chế, chính sách cho các công ty, doanh nghiệp phát triển mạng lưới phân phối, bán hàng tại địa phương; tiếp tục tổ chức, hỗ trợ các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ. Tuy vậy, để hàng Việt chiếm lĩnh được thị trường và sự ưa chuộng của người tiêu dùng, công ty, doanh nghiệp cần phải tập trung cho việc xây dựng thương hiệu sản phẩm. Trong đó, cần chú trọng đổi mới công nghệ để sản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hợp lý...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

fb yt zl tw